Page 32 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 32

Dưỡng tính: “Lá cỏ” (Leaves of Grass ), “Hà Nội ba mươi sáu phố
           phường”, “Thương nhớ Mười Hai”…


                 Đương nhiên trong cuộc sống, nội dung các cuộc trò chuyện còn

           có thể đề cập đến lịch sử, những cuốn sách sau sẽ giúp bạn có thêm
           kiến thức lịch sử: Việt Nam sử lược, Ngàn năm áo mũ, Nhật kí Đặng
           Thùy Trâm…



                 Chỉ cần đọc nhiều sách là bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
           Nếu nắm vững nội dung sách, bạn sẽ có rất nhiều chủ đề cho một
           cuộc nói chuyện thú vị.



                 Thời nhà Thanh, Kỉ Hiểu Lam và Hòa Thân là quan cùng triều,
           không cần nói, ai cũng biết Kỉ Hiểu Lam là một tài tử, ông đã đọc rất
           nhiều sách. Thực tế, Hòa Thân cũng là một người có trình độ văn hóa
           rất cao, nếu không thì sao ông có thể ở bên cạnh vua Càn Long trong

           nhiều năm như vậy. Chúng ta hãy xem xem hai vị bác học này thể
           hiện thế nào trước vua Càn Long.


                 Một ngày, vua Càn Long cùng với Hòa Thân và Kỉ Hiểu Lam đến

           nghỉ dưỡng tại núi Thừa Đức, ba người cùng đi bộ ngắm cảnh trong
           vườn.


                 Càn Long biết Hòa Thân và Kỉ Hiểu Lam chỉ bằng mặt chứ không

           bằng lòng nên có ý muốn hòa giải.


                 Lúc này, đột nhiên vua Càn Long hỏi:



                 “Cái gì cao? Cái gì thấp? Cái gì đông? Cái gì tây?” Kỉ Hiểu Lam
           đương nhiên không muốn bỏ lỡ cơ hội thể hiện mình trước Hoàng
           Thượng nên đã trả lời trước: “Quân vương cao, thần tử thấp, văn ở
           phía đông, võ ở phía tây”.



                 Hòa Thân thấy Kỉ Hiểu Lam tranh trả lời trước nên rất bực mình,
           nhưng không còn cách nào, ông cũng đành tán đồng.



                 Ba người đi lên một cây cầu, Càn Long yêu cầu Hòa Thân và Kỉ
           Hiểu Lam lấy nước làm đề tài để sáng tác một bài thơ. Sau khi nghe
           xong, Kỉ Hiểu Lam lại tranh trả lời trước, ông đã đọc ngay một bài
           thơ với ngụ ý ví Hòa Thân chỉ như một con gà.
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37