Page 29 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 29
cuộc thi gì, sự kiện giải trí gì, nắm được tình hình thời tiết… Bạn sẽ
phải sử dụng những thông tin này như thế nào? Dưới đây sẽ là một số
gợi ý giao tiếp sử dụng thông tin từ báo chí:
Anh đã vượt qua bão tuyết như thế nào? Anh dọn tuyết hết bao
lâu?
Chị làm thế nào để giữ ấm?
Anh nghĩ đội nào sẽ vô địch? Tôi thích đội bóng XX, anh có hâm
mộ đội XX không?
Đây là lần đầu tiên bạn tham gia đại hội toàn quốc phải không?
Sao bạn thích nghề này?
Anh có hay đi câu cá không? Anh thích câu cá ở đâu?
Sau khi hỏi xong câu hỏi, bạn có thể thêm 1 câu nói nữa: “Vậy
anh/chị nghĩ như thế nào?”
Cho dù bạn chưa nắm vững về các đề tài, chỉ cần hằng ngày chịu
khó đọc sách, chắc chắc bạn có thể giao tiếp thành công. Trên thực tế,
chỉ cần hiểu được các tri thức liên quan, có hiểu biết ở mức độ nhất
định các chủ đề hoặc có thể đưa ra câu hỏi khéo léo thì khi giao tiếp,
bạn sẽ không khó để chia sẻ thông tin với những người khác.
Chẳng phải bạn vẫn thường nói: “Việc này tôi biết, nhưng tôi
không nhớ (biết) nó ở đâu”?
Khi bạn muốn nhớ một điều gì đó quan trọng, một câu nói hay
hoặc một bài viết thú vị, có một cách rất hay là: Đọc, ghi nhớ, viết lại.
Đừng quên viết rõ thời gian và nơi bạn biết điều đó. Nhiều khi, đó
chính là nguồn đề tài cho một cuộc nói chuyện thú vị.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chia sẻ thông tin cho người khác,
cùng xem những bài viết thú vị, những đề tài hay để xây dựng mối