Page 118 - 1. TAI LIEU THEO DOI BAI GIANG LSKT
P. 118
PHẦN 4: LỊCH SỬ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
I. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VÀ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
1. Thời đại Hồng bàng:
2. An Dương Vương và nhà nước Âu lạc:
3. Giai đoạn Bắc thuộc
4. Ngô- Đinh – Tiền Lê (Thời gian?:………………………………)
5. Nhà Lý (Thời gian?:…………………………………………………….)
6. Nhà Trần – Hồ (Thời gian?:………………………………………..)
7. Nhà Hậu Lê (Thời gian?:……………………………………………)
8. Nhà Mạc (Thời gian?:…………………………………………………)
9. Nhà Lê trung Hưng – Chúa Trịnh, Nguyễn (Thời gian? :……………)
10. Nhà Tây sơn – nhà Nguyễn (Thời gian? : …………………………………)
11. Giai đoạn Pháp thuộc (Thời gian?:…………………………………………….)
12. Giai đoạn Việt nam hiện đại (Thời gian?: ……………………………….….)
II. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM: Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc,
dân tộc Kinh là chủ đạo, chiếm 87,1%; kiến trúc truyền thống của dân tộc Kinh là tiêu biểu cho
cả nước , đặc biệt là các đô thị vùng đồng bằng miền biển.
Bên cạnh kiến trúc truyền thống của Dt Kinh, kiến trúc dân gian của các Dt khác :
+ Kiến trúc Chăm (Chàm) tiêu biểu cho miền Trung đất nước.
+ kiến trúc đồng bào các dân tộc Tây nguyên tiêu biểu cho vùng miền Nam Trung Bộ.
+ Kiến trúc Khơ – me tiêu biểu cho miền Đông Nam Bộ,
+ Kiến trúc Mường tiêu biểu cho vùng Hòa Bình, kiến trúc Thái vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ và kiến
trúc đồng bào Tày Nùng tiêu biểu cho vùng Đông Bắc…

Bên cạnh sự đa dạng về dân tộc, Việt nam là 1 đất nước nông nghiệp, văn minh lúa nước.
Việt Nam trước đây là 1 nước nhỏ về diện tích, tổ chức xã hội theo chế độ quân chủ, Kinh tế và
kỹ thuật cũng hạn chế.
Kiến trúc, xây dựng cổ truyền của Việt nam lại rất phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật, khí
hậu cũng như phù hợp với cách tổ chức xã hội, tập quán sinh hoạt của người dân.

1. Kiến trúc vùng
Nhiệt đới, các
công trình được
thiết kế, xây dựng
phù hợp với điều
kiện tự nhiên khí
hậu.

+ Kiến trúc mở,thông thoáng, kết hợp chặt chẽ với địa hình, cảnh quan, phù hợp với khí hậu.
+ Từ việc quy hoạch chọn vị trí hướng nhà, tránh gió lạnh, đón gió mát, kiến trúc dàn trải hòa
lẫn với thiên nhiên, dưới bóng mát rặng cây, soi bóng nước bên hồ…tận dụng hết ưu việt tự
nhiên, như chọn thế đất cao, tránh lũ lụt mà vẫn gần nguồn nước, thuận tiện giao thông.
+ Đến hình thức, các bộ phận kiến trúc, tỉ lệ, vật liệu, màu sắc đều nhằm hạn chế các bất lợi
của tự nhiên như chống bức xạ, tránh mưa bão, thoát nước mưa nhanh và thông thoáng.
+ Kết hợp khéo léo 3 loại không gian: không gian kín, bán hở (vùng đệm), và không gian mở
thích nghi với vùng Nhiệt đới.
2. Kiến trúc có quy mô nhỏ, không gian bố cục tương xứng, tỉ lệ hài hòa.
+ Quy mô thường nhỏ vài trăm, vài nghìn mét cho đến 1 vài hecta, nhà ít tầng, phù hợp với
điều kiện kinh tế, kỹ thuật, khí hậu, xã hội Việt nam, với tập quán sinh hoạt của dân tộc.
+ Nghệ thuật tạo hình trong các công trình truyền thống thường bố cục cân xứng, hài hòa. Có
trục đối xứng, trải dài theo chiều ngang chứ không vươn lên cao, xen kẽ giữa các công trình
thấp tầng là các khoảng mở, cây xanh
+ Vận dụng khép léo các yếu tố thống nhất, biến hóa, cân bằng, ổn định, không gian gần gũi,
tỉ lệ …phù hợp với tầm vóc người VN.

118
   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123