Page 16 - 1. TAI LIEU THEO DOI BAI GIANG LSKT
P. 16
Cung điện Persepolis
7.2 Đền thờ, Lăng mộ : Ít, kiến trúc đơn giản, không đặc sắc
1.3. KIẾN TRÚC CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
1.3.1. KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI (3 nghìn năm - 100 năm TrCn, thịnh kỳ 400-500 TrCn).
Hy lạp cổ đại nhà nước tổ chức theo kiểu Thành
bang, duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ. Các thành
bang sử dụng ngôn ngữ chung, nổi tiếng và
hùng mạnh nhất trong số đó là Athens.
Trong giai đoạn cực thịnh, Lãnh thổ Hy Lạp cổ
đại là vùng đất đai bao gồm bán đảo Hy lạp và
đảo Crete, các hòn đảo nhỏ trong vịnh Aegean,
toàn bộ miền nam bán đảo Balkan, khu vực Tiểu
Á, vùng ven biển Hắc hải, Italia, Sicily, Pháp, Tây
Ban Nha, Ai cập.
Hy Lạp CĐ là cái nôi của văn minh Phương Tây.
Với rất nhiều đóng góp về nghệ thuật, lịch sử,
văn học, thi ca, triết học đặc biệt là những thành
tựu về kiến trúc.
Kiến trúc Hy lạp cổ đại ảnh hưởng đến kiến trúc
La mã cổ đại, thúc đẩy phong trào Phục Hưng tại
Tây Âu, cũng như làm sống lại các phong trào Bản đồ Hy lạp cổ đại
tân Cổ điển tại châu Âu và châu Mỹ thế kỷ 18 và
19.
1. Các giai đoạn phát triển của Hy Lạp Cổ đại:
1. Thời kỳ Tiền Hy lạp: gồm 3 giai đoạn nhỏ là:
Giai đoạn I: văn hoá đồ đồng 3000 năm TCN (rất ít dấu vết để tại).
Giai đoạn thứ II: thời kì văn minh đảo Crete /cret/( 2000-1600 TCN)
Giai đoạn thứ III: nền văn minh Mycenae /Mykēnai/ (1600-1200 TCN).
2. Thời kỳ Hy lạp chính thống: được phân ra 4 giai đoạn nhỏ
+ Thời kỳ Hômer (thế kỷ XII đến thế kỷ IX TCN).
+ Thời kỳ Viễn cổ (thế kỷ XIII đến thế kỷ VI TCN).
+ Thời kỳ Cổ điển (thế kỷ V đến IV TCN) - “ Thời đại vàng” của Hy lạp cổ đại.
+ Thời kỳ Hy lạp hoá (thế kỷ III đến thế kỷ I TCN).
2. Vị trí ( Bán đảo Hy lạp)
Do điều kiện địa hình núi non hiểm trở chia cắt các bộ tộc, đã hình thành các thành bang
riêng lẻ. Nổi bật là Athens và Sparta.
Địa hình phong cảnh phong phú, nhiều núi non hiểm trở đã tạo nên 1 đô thị Hy lạp quy hoạch
theo hình dáng tự nhiên dựa vào điều kiện địa hình.
Bán đảo Hy lạp ít đất trồng trọt, biển nhiều nên phát triển hàng hải, thương mại đi nhiều nơi
và tiếp thu thành tựu các nền văn minh lân cận.
3. Khí hậu
Ôn đới Địa trung hải, Á nhiệt đới, ấm áp dễ chịu, ánh sáng chan hòa. Do điều kiện khí hậu
Người Hy lạp cảm thấy gắn bó với thiên nhiên, ưa các hoạt động công cộng, sinh hoạt ngoài
trời: Tế lễ, hội họp, xem hát kịch, thi đấu thể dục thể thao…nên kiến trúc công cộng rất phát
triển như nhà hát, đền thờ, sân vận động….
16
7.2 Đền thờ, Lăng mộ : Ít, kiến trúc đơn giản, không đặc sắc
1.3. KIẾN TRÚC CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
1.3.1. KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI (3 nghìn năm - 100 năm TrCn, thịnh kỳ 400-500 TrCn).
Hy lạp cổ đại nhà nước tổ chức theo kiểu Thành
bang, duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ. Các thành
bang sử dụng ngôn ngữ chung, nổi tiếng và
hùng mạnh nhất trong số đó là Athens.
Trong giai đoạn cực thịnh, Lãnh thổ Hy Lạp cổ
đại là vùng đất đai bao gồm bán đảo Hy lạp và
đảo Crete, các hòn đảo nhỏ trong vịnh Aegean,
toàn bộ miền nam bán đảo Balkan, khu vực Tiểu
Á, vùng ven biển Hắc hải, Italia, Sicily, Pháp, Tây
Ban Nha, Ai cập.
Hy Lạp CĐ là cái nôi của văn minh Phương Tây.
Với rất nhiều đóng góp về nghệ thuật, lịch sử,
văn học, thi ca, triết học đặc biệt là những thành
tựu về kiến trúc.
Kiến trúc Hy lạp cổ đại ảnh hưởng đến kiến trúc
La mã cổ đại, thúc đẩy phong trào Phục Hưng tại
Tây Âu, cũng như làm sống lại các phong trào Bản đồ Hy lạp cổ đại
tân Cổ điển tại châu Âu và châu Mỹ thế kỷ 18 và
19.
1. Các giai đoạn phát triển của Hy Lạp Cổ đại:
1. Thời kỳ Tiền Hy lạp: gồm 3 giai đoạn nhỏ là:
Giai đoạn I: văn hoá đồ đồng 3000 năm TCN (rất ít dấu vết để tại).
Giai đoạn thứ II: thời kì văn minh đảo Crete /cret/( 2000-1600 TCN)
Giai đoạn thứ III: nền văn minh Mycenae /Mykēnai/ (1600-1200 TCN).
2. Thời kỳ Hy lạp chính thống: được phân ra 4 giai đoạn nhỏ
+ Thời kỳ Hômer (thế kỷ XII đến thế kỷ IX TCN).
+ Thời kỳ Viễn cổ (thế kỷ XIII đến thế kỷ VI TCN).
+ Thời kỳ Cổ điển (thế kỷ V đến IV TCN) - “ Thời đại vàng” của Hy lạp cổ đại.
+ Thời kỳ Hy lạp hoá (thế kỷ III đến thế kỷ I TCN).
2. Vị trí ( Bán đảo Hy lạp)
Do điều kiện địa hình núi non hiểm trở chia cắt các bộ tộc, đã hình thành các thành bang
riêng lẻ. Nổi bật là Athens và Sparta.
Địa hình phong cảnh phong phú, nhiều núi non hiểm trở đã tạo nên 1 đô thị Hy lạp quy hoạch
theo hình dáng tự nhiên dựa vào điều kiện địa hình.
Bán đảo Hy lạp ít đất trồng trọt, biển nhiều nên phát triển hàng hải, thương mại đi nhiều nơi
và tiếp thu thành tựu các nền văn minh lân cận.
3. Khí hậu
Ôn đới Địa trung hải, Á nhiệt đới, ấm áp dễ chịu, ánh sáng chan hòa. Do điều kiện khí hậu
Người Hy lạp cảm thấy gắn bó với thiên nhiên, ưa các hoạt động công cộng, sinh hoạt ngoài
trời: Tế lễ, hội họp, xem hát kịch, thi đấu thể dục thể thao…nên kiến trúc công cộng rất phát
triển như nhà hát, đền thờ, sân vận động….
16