Page 88 - 1. TAI LIEU THEO DOI BAI GIANG LSKT
P. 88
o Hãy coi việc xây một cái chuồng gà cũng quan trọng như việc xây một tòa thánh.
Trong lĩnh vực nghệ thuật, độ lớn của một bản thiết kế không có mấy ý nghĩa, nếu bỏ
qua khía cạnh tiền nong. Sức biểu cảm mới là điều thực sự cần tính đến. Nó có thể
lớn trong một cái nhỏ, hoặc có thể nhỏ trong một cái lớn.

o Thầy tôi thường nói “Hãy tư duy bằng những phạm trù đơn giản”. Nên nhớ rằng mọi
sự trọn vẹn đều quy về những bộ phận và những chi tiết đơn giản nhất, dựa trên
nền của những nguyên lý cơ bản ban đầu. Hãy đi từ cái tổng thể tới cái cá biệt và
đừng bao giờ làm ngược lại. Nếu không thì chính bạn sẽ bị nhần lẫn.

o Nên có nhiều phong cách của ngôi nhà, giống như có nhiều kiểu người. Một người đàn
ông có cá tính đều có quyền biểu hiện của nó trong môi trường của riêng mình .

o Nếu không có nền kiến trúc riêng thì nền văn minh của chúng ta không có linh
hồn.

o Tôi muốn có một kiến trúc tự do. Tôi muốn có công trình kiến trúc thuộc về nơi bạn
nhìn thấy nó, và như lời tri ân với cảnh quan thay vì gạt bỏ nó.

o Một tòa nhà hay không phải là tòa nhà làm tổn hại đến cảnh quan, mà làm cho cảnh
quan đẹp hơn so với trước khi tòa nhà được xây dựng.

o Tôi không bao giờ thiết kế một công trình khi mà chưa đến vị trí khu đất và gặp những
người sẽ sử dụng nó.

o Tìm hiểu thiên nhiên, yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên. Nó sẽ không bao giờ làm
bạn thất vọng.

o Trái tim thực sự của một tòa nhà là không gian của nó, chứ không phải những bức
tường bao quanh.

o Kiến trúc cần hài hòa với thiên nhiên và với thế giới nội tâm của con người thành 1 thể
hữu cơ.

B. Năm nguồn ảnh hưởng đến công việc thiết của F.L.Wright:
1. Đồ chơi xếp hình bằng gỗ từ thuở nhỏ (Froebel gifts). “Trong vài năm, tôi ngồi trên bàn
nhỏ của trẻ mẫu giáo, và chơi với khối vuông, khối cầu và hình tam giác, những khối
hình bằng gỗ cây thích nhẵn đó….tất cả vẫn còn nằm trên những ngón tay tôi đến ngày
hôm nay…” Những hình khối hình học kỷ hà đã tác động tới phong cách thiết kế của ông.
2. Tình yêu đối với Thiên nhiên: Từ bé mẹ ông đã cho ông đến trang trại của chú mình
trong các mùa hè, nơi ông được sống gần gũi với tự nhiên, quen thuộc với các chu kỳ và
sự thay đổi của tự nhiên.
3. Âm nhạc: nhà soạn nhạc yêu thích của ông là Ludwig van Beethoven. Ông đánh giá cao
âm nhạc vì âm nhạc đã luôn tạo cảm hứng liên tục cho công việc của mình.
4. Louis Sullivan- KTS duy nhất ông công nhận có tác động đến kiến trúc của ông.
Sullivan đã dạy ông phân tích thiên nhiên: Nó không phải là cái thấy trước mắt mà nó
là 1 quá trình: giống như từ lúc gieo hạt, ra cây, nở hoa, rồi thu hoạch hạt.
“ Một tòa nhà là 1 thể thống nhất, là hữu cơ khi bên trong và bên ngoài phải hòa hợp,
và cả hai phải hài hòa với các đặc điểm, bản chất của tòa nhà, hài hòa với lý do mà nó
tồn tại, với vị trí, thời gian mà nó tồn tại” . Quan điểm của Sullivan” Hình thức đeo
đuổi công năng” còn của F.l.Wright: “Hợp nhất hình thức và công năng”
5. Nghệ thuật và Kiến trúc Nhật Bản: Kiến trúc Nhật trong cuộc triển lãm tại Chicago 1893

đã tác động tới ông. Gian hàng triển lãm của Nhật tại hội chợ Chicago năm 1893: Nhà

Nhật lấy bàn thờ là hạt nhân của ngôi nhà. Không gian ngăn chia bằng các vách gỗ, cửa trượt,

linh hoạt, gián giấy mỏng. Kết nối không gian bên trong và ngoài với hành lang rộng, mái đua

lớn. Sau đó ông đã đến Nhật và rất yêu thích sự đơn giản, hài hòa với tự nhiên của kiến trúc

Nhật.

C. Các giai đoạn thiết kế trước 1919 và các công trình tiêu biểu.
1. Giai đoạn làm trong văn phòng các KTS Silsbee, Adler & Sullivan (1885-93)
2. Giai đoạn Chuyển đổi và thử nghiệm hướng đi mới (1893-1900)

88
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93