Page 91 - 1. TAI LIEU THEO DOI BAI GIANG LSKT
P. 91
BIỆT THỰ MAIREA, PHẦN LAN, 1938-1941
3. Richard Neutra(1892-1970). KTS người Áo và định cư tại Mỹ năm 1929, Để lại nhiều dấu
ấn trong KT nhà ở.
Quan điểm: Chú trọng mối quan hệ giữa kiến trúc với con người, con người với thiên nhiên.
Nhấn mạnh đến sự liên kết thể chất và tinh thần, quan niệm môi trường ở của con người phải
có đặc điểm tinh thần.
Thủ Pháp: Ảnh hưởng của A.Loos, F.R.Wright, Mis vander Rohe, De Stijl. Không gian nhà do
ông thiết kế thường có trung tâm là những khu vực trong và ngoài nhà gặp nhau như hiên rộng
liên kết với phòng khách hay sinh hoạt gia đình, bao quanh là kính hoặc liên thông trong và
ngoài nhà.
Lovell Health House, Mỹ
Câu hỏi thảo luận
1,Em cảm nhận như thế nào về công trình Biệt thự trên thác (Falling water House) do Frank
Lloyd Wright thiết kế, nó thể hiện quan điểm, thủ pháp gì của KTS ?
2, Theo em đặc điểm của kiến trúc Hiện đại (Modern architecture, Modernism) là gì? (Có hình
minh họa).
3, Theo em kiến trúc Chủ nghĩa công năng có đặc điểm gì giống và khác với kiến trúc Hữu cơ?
(Có hình minh họa) .
CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC THẾ GIỚI SAU ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI 2 VÀ ĐẾN TRƯỚC KỶ
NGUYÊN HẬU HIỆN ĐẠI. ( 1939-1970)
2.1 PHONG CÁCH QUỐC TẾ
Phái công năng vẫn chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu, nhưng có nhiều tìm tòi theo hướng
khác phong phú hơn. Phát triển chung dưới tên gọi “Phong cách quốc tế” (International
Style). Đến khoảng sau năm 1960 CN công năng bước vào thoái trào.
Phái Hữu cơ tiếp tục phát triển với các đại diện F.L.Wright, Aalto, Neutra, Hugo Haring
Haring Scharoun.
Sau chiến tranh các nước châu Âu bước vào công cuộc tái thiết đất nước mạnh mẽ, nền
xây dựng nước Mỹ cũng phát triển sôi nổi nhờ những nguồn lực kinh tế được giải phóng
sau chiến tranh cùng với kỹ thuật xây dựng, vật liệu mới phát triển.
Trong bối cảnh này Chủ nghĩa công năng trong Kiến trúc hiện đại đã có những mảnh đất
màu mỡ để phát triển. Đạt đến đỉnh cao trong những năm 50 và nửa đầu thập niên 60
ở châu Âu và Bắc Mỹ. Có sự phát triển theo 2 hướng: Phong cách duy lý và CN Công
năng – thẩm mỹ.
Đại diện chính cho Phong cách duy lý là Mies vander Rohe, xây dựng nhiều ở Bắc Mỹ,
nhấn mạnh vào tính thực dụng, hiệu quả, chặt chẽ, khoa học, thuần khiết, đơn giản, chi
tiết và tổng thể thống nhất chặt chẽ, chú trọng kết cấu thép và kính. Thời kỳ này đã thu
hút nhiều KTS như EEro Saarinen, Philips Johnson, Gordon Bunschaft… theo PC Duy lý.
91
3. Richard Neutra(1892-1970). KTS người Áo và định cư tại Mỹ năm 1929, Để lại nhiều dấu
ấn trong KT nhà ở.
Quan điểm: Chú trọng mối quan hệ giữa kiến trúc với con người, con người với thiên nhiên.
Nhấn mạnh đến sự liên kết thể chất và tinh thần, quan niệm môi trường ở của con người phải
có đặc điểm tinh thần.
Thủ Pháp: Ảnh hưởng của A.Loos, F.R.Wright, Mis vander Rohe, De Stijl. Không gian nhà do
ông thiết kế thường có trung tâm là những khu vực trong và ngoài nhà gặp nhau như hiên rộng
liên kết với phòng khách hay sinh hoạt gia đình, bao quanh là kính hoặc liên thông trong và
ngoài nhà.
Lovell Health House, Mỹ
Câu hỏi thảo luận
1,Em cảm nhận như thế nào về công trình Biệt thự trên thác (Falling water House) do Frank
Lloyd Wright thiết kế, nó thể hiện quan điểm, thủ pháp gì của KTS ?
2, Theo em đặc điểm của kiến trúc Hiện đại (Modern architecture, Modernism) là gì? (Có hình
minh họa).
3, Theo em kiến trúc Chủ nghĩa công năng có đặc điểm gì giống và khác với kiến trúc Hữu cơ?
(Có hình minh họa) .
CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC THẾ GIỚI SAU ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI 2 VÀ ĐẾN TRƯỚC KỶ
NGUYÊN HẬU HIỆN ĐẠI. ( 1939-1970)
2.1 PHONG CÁCH QUỐC TẾ
Phái công năng vẫn chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu, nhưng có nhiều tìm tòi theo hướng
khác phong phú hơn. Phát triển chung dưới tên gọi “Phong cách quốc tế” (International
Style). Đến khoảng sau năm 1960 CN công năng bước vào thoái trào.
Phái Hữu cơ tiếp tục phát triển với các đại diện F.L.Wright, Aalto, Neutra, Hugo Haring
Haring Scharoun.
Sau chiến tranh các nước châu Âu bước vào công cuộc tái thiết đất nước mạnh mẽ, nền
xây dựng nước Mỹ cũng phát triển sôi nổi nhờ những nguồn lực kinh tế được giải phóng
sau chiến tranh cùng với kỹ thuật xây dựng, vật liệu mới phát triển.
Trong bối cảnh này Chủ nghĩa công năng trong Kiến trúc hiện đại đã có những mảnh đất
màu mỡ để phát triển. Đạt đến đỉnh cao trong những năm 50 và nửa đầu thập niên 60
ở châu Âu và Bắc Mỹ. Có sự phát triển theo 2 hướng: Phong cách duy lý và CN Công
năng – thẩm mỹ.
Đại diện chính cho Phong cách duy lý là Mies vander Rohe, xây dựng nhiều ở Bắc Mỹ,
nhấn mạnh vào tính thực dụng, hiệu quả, chặt chẽ, khoa học, thuần khiết, đơn giản, chi
tiết và tổng thể thống nhất chặt chẽ, chú trọng kết cấu thép và kính. Thời kỳ này đã thu
hút nhiều KTS như EEro Saarinen, Philips Johnson, Gordon Bunschaft… theo PC Duy lý.
91