Page 144 - BG LSKT
P. 144
Hình 19: Bộ vì nóc Giá Chiêng- chồng Rường này thường thấy từ thế kỷ 16 trở về trước
Nghệ thuật trang trí

+ Trang trí khéo léo và tinh tế, trang trí để

làm đẹp các bộ phận cấu kiện chứ không
trang trí thừa thãi, khéo léo lồng ghép yếu tố

văn hóa, thiên nhiên, ước nguyện vào đề tài

trang trí.
+ Nơi tập trung các tác phẩm điêu khắc

độc đáo, văn hóa dân gian. Đề tài thông

thường là long, ly, quy, phượng (tứ linh)
hay thông, mai, cúc, trúc (tứ quý), đặc biệt

là hình ảnh về hoạt cảnh dân gian, những

hình ảnh thân thuộc ở làng quê.

+ Các chủ đề dân gian, sinh hoạt làng quê Hình 20: Trang trí Cấu kiện Đầu dư đỡ Câu đầu
được thể hiện theo quan niệm tạo hình dân được chạm hình rồng ở Đình làng Chu Quyến.
gian giàu tính tượng trưng và ước lệ. Không

quan tâm đến tỷ lệ cơ thể cân đối, miễn sao
truyền được cái “thần” của nhân vật. Nhưng tổng thể tác phẩm lại là sự hài hoà cân đối hợp lý

về mặt bố cục, hình khối, đường nét..

Hình 21: “Uống rượu” ở đình Ngọc Canh (Vĩnh Phúc) “Đánh Cờ” ở đình Ngọc Canh
“ Uống rượu”: Thể hiện một cuộc rượu với một tinh thần nho nhã. Đường nét mềm mại, hình
khối nhẹ nhàng.
“Đánh Cờ” : Khéo tạo ra sự thay đổi giữa mảng nổi, mảng chìm giữa hình và nền, giữa đặc và
rỗng một cách hợp lý tạo nên một bố cục thoáng nhưng rất chặc chẽ, rõ ràng. (Theo cuốn “Lịch
Sử Mỹ Thuật Việt Nam” của Phạm thị Chỉnh).

Trong Đình làng Tây Đằng: Các bức chạm khắc mô tả sống động một quy trình khép kín
cuộc sống của người Việt cổ, từ thủa sơ khai với hoạt động săn bắt, hái lượm, thuần hóa động
vật hoang dã (hình tượng voi đi cày) đến cảnh đấu tranh chống giặc giã, sau đó đất nước thanh
bình (hình ảnh người chồng ngồi chải tóc cho vợ dưới gốc cau), trai tráng luyện tập võ nghệ,

144
   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149