Page 51 - BG LSKT
P. 51
………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3.2. KIẾN TRÚC BAROQUE (BA RỐC), RỐC CÔ CÔ,
CN CỔ ĐIỂN PHÁP

KIẾN TRÚC BA RỐC (thế kỷ 17)

1. Bối cảnh xã hội

+ Kiến trúc Ba rốc ra đời vào thế kỷ 17, trong phong trào
Chống cải cách của giáo hội thiên chúa giáo La mã.

+ Từ thế kỷ 14 trong nội bộ của giáo hội La mã đã có sự

chia rẽ nội bộ, 1 bộ phận nhận thấy sự mục nát của nhà
thờ nên đã kêu gọi cải cách tôn giáo. Cuộc đấu tranh này

hết sức gay gắt và đã chia giáo hội ra làm hai phái: Bộ
phận cải cách gọi là Đạo tin lành, bộ phận còn lại là Giáo MB hình Oval, nhiều diện cong
hội chính thống.

+ Mãi đến thế kỷ 16 Giáo hội chính thống mới tạm trấn át Đạo Tin Lành bằng vũ lực, nhưng sự

chống đối vẫn lan rộng.

+ Giáo hội La mã đã đưa ra chương trình Chống Cải cách để nâng cao uy tín Giáo hội. Năm
1545 Giáo hội ra sắc lệnh dung nghệ thuật làm công cụ truyền bá

những giá trị của Thiên chúa giáo La mã. Đặc biệt hội họa và các

hình thức nghệ thuật sẽ trở thành công cụ giáo dục chính.
+ Dưới sự chỉ đạo của giáo hoàng, ở Rome đã hình thành phong

cách nghệ thuật mới – Baroque.

2.Đặc điểm của Kiến trúc Ba rốc.
+ Kiến trúc Ba rốc thể hiện sự chuyển động, nắm bắt hiện thực lúc

đang vận động, không còn tính chất ổn định, cân bằng như kiến

trúc thời Phục hưng.

+ Dựa trên những thành tựu kiến trúc Phục hưng, sử dụng các thức
cột của Phục hưng nhưng giàu trang trí phức tạp hơn.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa kiến trúc với điêu khắc và hội họa, ánh

sáng tạo ra sự thống nhất và nhấn mạnh hiệu quả ảo ảnh với mục MĐ đặc rỗng, bóng đổ

đích làm cho chiều sâu như sâu hơn, chiều dài như dài hơn, những

luồng ánh sáng hắt bí ẩn, sự âm vang của âm thanh.

+ Màu sắc sôi nổi, đối lập.
+ Vật liệu xa xỉ, kỹ thuật hoàn thiện phức tạp.

+ Mặt bằng sử dụng nhiều hình Oval và đường lượn tự do.

+ Ưu tiên cho các không gian tập trung và nhấn mạnh trục.

+ Không gian phức tạp, lưu chảy tự do tạo nên cảm giác vận động.
+ Thủ pháp dùng nguồn sáng hắt, người xem không nhìn thấy trực

tiếp được tạo sự kỳ ảo cho không gian.

+ Hình khối mặt đứng có nhiều mảng, hốc tường, tuyến cong, nhấn
mạnh sự tương phản lồi lõm, đặc rỗng, sử dụng hiệu quả bóng đổ.

+ Thức cột lớn, chồng 2 tầng, nội ngoại thất nhiều khi sử dụng loại Tuyến cong, lượn
cột thân vặn.

+ Cửa sổ lớn hình chữ nhật, cửa sổ nhỏ hình tròn, oval.

51
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56