Page 14 - thai binh 7b_in mau Thai Binh (1)
P. 14
Em có biết?
Ở phường Đông Các, chú Tễu cao 0,7m như một chàng trai làm ruộng béo
tròn, phốp pháp, mình trần vận khố, áo treo trễ tràng, cổ đeo khánh bạc, tóc
để trái đào, da dẻ hồng hào, miệng cười tươi. Phường Nguyên Xá tự hào về
chú Tễu cao to nhất với trên 0,9m trẻ trung, nghiêm trang, trên mình đóng
chiếc khố điều, ngoài ra, phường rối này còn có cô tiên cao 85cm và con cá
dài hơn 1m.
Nghệ nhân điều khiển múa rối nước là người quen với sông nước. Họ học
nghề từ cha ông theo lối truyền nghề. Vì thế, các trò hay, máy giỏi, phức tạp
dễ bị thất truyền. Múa rối nước xưa thường không diễn bằng lời. Giáo trò là
lời giới thiệu, làm nền do một người tốt giọng, biết chữ ngồi trên sàn trong
buồng trò đảm nhiệm. Các nghệ nhân điều khiển quân rối phải ngâm mình
trong bùn nước luôn tay bận kéo giật dây, đưa đẩy sào tre, điều khiển quân
rối hoạt động, ngoài xa họ không thể thoại, hát lời như diễn viên rối cạn hoặc
diễn viên sân khấu.
? Dựa vào thông tin trong bài, hãy cho biết:
1. Trong múa rối nước ở Thái Bình nhân vật nào là tiêu biểu? Tại sao?
2. Hãy mô tả hình tượng chú Tễu.
3. Vì sao trong múa rối nước cần có người điều khiển?.
3. Âm nhạc sử dụng trong múa rối nước
Nghệ thuật múa rối nước lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt. Âm nhạc
điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, khấy động không khí biểu
diễn và truyền đạt, lay động tới người xem những nội dung, tư tưởng, tình
cảm nhất định.
Múa rối truyền thống sử dụng những làn điệu dân tộc như chèo,
dân ca, quan họ, chầu văn…. Nhạc cụ chính trong rối nước là bộ gõ
gồm trống cái, trống con, trống cơm, mõ, chiêng, thanh la, tù và, não bạt.
14