Page 13 - thai binh 7b_in mau Thai Binh (1)
P. 13
Tễu – trong tiếng Nôm có nghĩa là
“tiếng cười”. Chú Tễu là quân rối lớn
nhất và là nhân vật tiêu biểu cho người
nông dân vùng sông nước ra mở đầu
buổi diễn và điều khiển chương trình,
giáo trò, dẹp trật tự, chuyển trò và khép
trò, nhắn nhủ điều hay lẽ phải, phê
phán cái xấu, lên án cái ác,… Chú Tễu
là nhân vật chỉ có tại các phường múa
rối nước ở Thái Bình và hai phường
vùng lân cận là Hà Nam và Hải Phòng.
Sân khấu rối nước vùng Bắc Ninh, HÌnh 3. Tễu giáo đầu – phường Nguyễn
Bắc Giang, Hà Tây, Hải Dương, Hưng
Yên, Hà Nội không có chú Tễu. Ngày nay, nhân vật chú Tễu đã trở thành
quen thuộc với nghệ thuật múa rối nước, nhưng chú Tễu của phường
Đống, phường Nguyễn đáng lưu ý hơn cả. Chú Tễu biểu trưng cho hình
tượng của một trai cày khoẻ mạnh, béo tròn, da dẻ hồng hào, gương mặt
luôn vui tươi, hoạt bát và hài hước. Tễu làng Nguyễn có hành động đa
dạng, tích cực và gắn cuộc sống chòm xóm hơn các Tễu khác. Mở đầu
buổi diễn, chú Tễu thường lắc lư, hai tay vung vẩy, đi tới, đi lui, chốc chốc
lại đưa tay chỉ trò rồi tự xưng:
Vốn khi xưa tôi ở trên vườn tiên dược
Ai ai cũng gọi là “Vông”
Đến ngày sau thuỷ hoả tương thông
Phường mới đặt tên tôi là “Tễu”.
hoặc ra về với câu hát:
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn...
Chú Tễu chính là sản phẩm của một dân tộc có truyền thống lạc quan,
yêu đời và bất khuất trong công cuộc dựng nước và giữ nước, mang tính
tiêu biểu cho nghệ thuật múa rối Việt Nam.
13