Page 8 - thai binh 7b_in mau Thai Binh (1)
P. 8
? Em hãy cho biết:
1. Những địa danh nào ở Thái Bình được nhắc đến trong các câu, bài ca
dao trên? Những câu, bài ca dao đó phản ánh nội dung nào?
2. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu, bài ca
dao trên.
3. Theo em, người xưa đã thể hiện cảm xúc nào qua những câu, bài ca
dao trên?
b) Tục ngữ
1. Ải bở chồng con ở, ải sượng chồng con đi .
8
2. Bèo ngập chân, phân ngập chuồng, muồng muồng ngập dậu.
9
3. Chiêm ba giá mùa ba mươi .
10
4. Chiêm đi đơn, mùa đi kép .
11
5. Chiêm yên gốc, mùa tốc rễ .
12
Hoặc: Chiêm năng đùa, mùa năng xáo.
6. Chùng đùi, thắt quản, ngắn đuôi
To ngà, móng hến, thì nuôi đáng tiền .
13
8 Được ải thì lúa tốt, được mùa. Nếu không được ải (ải sượng), mùa màng sẽ thu hoạch kém
thì chồng con phải đi tìm nơi khác làm mướn kiếm ăn thêm.
9 Loại cây làm phân xanh rất tốt, người ta thường trồng ở chân dậu. Câu trên ý nói làm ruộng
mà có cả ba loại phân như thế thì sẽ có năng suất cao.
10 Nói về thời kì sinh trưởng của cây mạ chiêm, phải trải qua ba lần rét (ba giá), cây mạ mùa
phải được ba lần mưa rào thì rảnh mạ mới đanh, cấy xuống mới chóng phát triển.
11 Câu này nói về trục lúa. Sau khi rắc lúa ra sân để trục bằng đá lăn, nếu lúa chiêm chỉ cán
lượt đi từng lần một, thì lúa cũng chóng rụng nhưng lúa vụ mùa thì phải đi theo vòng đan
vào nhau, vì lúa mùa dai lâu rụng..
12 Ngày xưa về vụ chiêm, người ta thường cấy những giống lúa rễ ăn nông, cho nên khi xới cỏ
cũng phải xới nông. Vụ mùa thường cấy những giống lúa rễ ăn sâu, do đó phải xới xáo sâu.
Nói “yên gốc” và “tốc rễ” là lối nói ngoa dụ của ngôn ngữ dân gian.
13 Chùng đùi, thắt quản: đùi trên to, còn từ đầu gối xuống bàn chân thì nhỏ. Những con trâu
như thế mà lại ngắn đuôi, sừng to, móng hến thì bước khoẻ, đáng nuôi. Còn những con phần
dưới của chân to như chân voi thì đi rất chậm. Móng hến: móng tròn như con hến khác với
loại móng dài như cái hài..
8