Page 23 - thai binh 7b_in mau Thai Binh (1)
P. 23
Em có biết?
Nguyễn Thị Tần sinh ra trong một gia đình quyền quý. Từ nhỏ bà đã có tiếng
nết na, hiền thục, sống với mẫu thân ở quê nhà. Bà có nếp sống giản dị hòa
cùng với nhịp sống của những người quê dân dã, vì vậy tuy là con quan
nhưng không đài các, kiêu sa, được dân làng quý mến. Bà chỉ học theo các
anh ở nhà nhưng chữ nghĩa, kinh sử cũng vào bậc khá. Năm 16 tuổi, bà theo
phụ thân vào kinh. Vua Lê Hiển Tông thấy bà đàn giỏi, hát hay, công, dung,
ngôn, hạnh liền cho vào cung dạy bảo công chúa và các phi tần.
Khi ấy nhà vua sinh Thái tử Duy Vĩ, lúc nhỏ hay khóc, hay hờn chỉ có bà bế
ẵm mới nín, vua cho bà làm nhũ mẫu Thái tử. Tuy được ân sủng nhưng trong
lúc thư rỗi, bà thường cùng các nữ tì lo chế phẩm đồ ngự dâng vua. Từ nhỏ,
Trịnh Sâm vốn đã có hiềm khích với Duy Vĩ; năm Kỉ Sửu (1769), Trịnh Sâm
vu oan cho Thái tử Vĩ, bắt hạ ngục, hai năm sau thì giết chết Duy Vĩ.
Trong thời gian Thái tử bị hạ ngục, chỉ có nhũ mẫu Nguyễn Thị Tần được ra
vào trong nom hầu hạ. Thấy cơm canh trong ngục Duy Vĩ không thể ăn được,
bà liền nghĩ cách dùng những kinh nghiệm làm bánh chè lam ở quê hương,
thêm hương liệu gia vị đồ ngự của vua làm thành một thứ bánh đem vào cho
Thái tử ăn thay cơm, chuyện bị bại lộ bà bị tống ngục, bị giam cầm hơn chục
năm, tới năm 1782 bà mới được ra khỏi ngục. Lê Hiển Tông rất cảm động
phong bà là “Quân phu nhân”. Khi Lê Chiêu Thống (con trai của Thái tử
Duy Vĩ) lên làm vua, nhớ công ơn người đã hết lòng với cha mình, phong cho
bà làm “Kiệt tiết công thần Bảo mẫu đại vương”. Bà còn được các triều sau
phong tặng “Lê Triều kiệt tiết công thần”, “Trinh kiệt Bảo mẫu Đại vương”.
Khi đất nước loạn lạc, bà xin về quê nhà, đem ruộng, tiền giúp cho dân làng
quanh vùng. Bà còn truyền dạy cho dân kĩ thuật chế biến nem công, chả
phượng, bánh cáy.
?
Dựa vào thông tin, em hãy nêu những nét đặc trưng của văn hoá
làng Nguyễn.
23