Page 2 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 2

2

                   học bổ ích về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vô sản, đạo
                   đức - phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa, niềm tự hào vô hạn về lãnh

                   tụ vĩ đại, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng do Bác Hồ sáng lập,
                   mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, thực hiện bằng
                   được mong muốn cuối cùng của Người là: "Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn
                   đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
                   mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
                   Xưa nay, tiểu sử vĩ nhân có thể được trình bày dưới nhiều thể loại: niên phổ, niên
                   biểu, biên niên sự kiện, biên niên tiểu sử, tiểu sử khoa học, truyện danh nhân, v.v..

                   Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử là một công trình lịch sử được trình bày dưới hình
                   thức biên niên. Nhưng khác với niên biểu hay biên niên sự kiện trong đó chỉ liệt kê
                   tóm tắt năm tháng xảy ra các sự kiện chính, đánh dấu bước chuyển biến trong cuộc
                   đời và tư tưởng của vĩ nhân, mà không lược thuật nội dung các sự kiện, còn biên
                   niên tiểu sử là một cuốn sử với đầy đủ các yếu tố niên đại, nhân vật, sự kiện, hoàn
                   cảnh... được ghi chép lại theo trình tự thời gian diễn ra các sự việc, lời nói, bài viết,
                   hành động, sinh hoạt, giao tiếp, v.v. của vĩ nhân đối với thời đại, đất nước, dân tộc,
                   giai cấp, gia đình, họ hàng, bạn hữu, kẻ thù...; từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, trong
                   đời sống chung và đời sống riêng, thể hiện lãnh tụ vừa như một vĩ nhân, vừa như
                   một người bình thường.

                   Biên niên tiểu sử được kết cấu theo đơn vị thời gian: năm, tháng, ngày, có khi đến
                   từng giờ. Với một phương pháp ghi chép có vẻ tản mạn, ngẫu nhiên, có biến cố gì
                   ghi nấy, song toàn bộ nội dung của nó bao giờ cũng được nhận thức, phản ánh, diễn
                   đạt theo quan điểm chính trị, tư tưởng, đạo đức của một giai cấp nhất định. Trong
                   biên niên tiểu sử, người đọc được tiếp xúc với một khối lượng tư liệu phong phú,
                   nhiều sự kiện cụ thể, tuy được thể hiện bằng văn lịch sử; nhưng lại sinh động, đáp
                   ứng được yêu cầu của nhà nghiên cứu lẫn người đọc thông thường.

                   Quan niệm về tính chất và đặc điểm của thể loại biên niên tiểu sử như trên đã định
                   hướng cho các soạn giả trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể về nội dung và
                   phương pháp biên soạn biên niên tiểu sử của Bác Hồ.

                   Trước hết là việc lựa chọn sự kiện đưa vào biên niên. Nói chung, toàn bộ những sự
                   kiện có ý nghĩa trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
                   (với tư cách là chủ thể hành động) đã sưu tầm được, qua chọn lọc, xác minh, đều
                   có thể đưa vào biên niên. Những sự kiện này bao quát các lĩnh vực:

                   - Trước tác: Bao gồm các tác phẩm lý luận chính trị, văn hoá, văn nghệ, thư từ -
                   điện văn, bài báo, tài liệu dịch, bài phát biểu, lời kêu gọi... đã công bố ở trong và
                   ngoài nước.
                   - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước: Bao gồm các hiệp định, tạm ước, tuyên
                   ngôn, tuyên bố, sắc lệnh, chỉ thị, nghị quyết hoặc các tài liệu tương tự do Bác Hồ
                   trực tiếp thảo hay ký công bố trên danh nghĩa Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Chủ
                   tịch Hội đồng Quốc phòng...
   1   2   3   4   5   6   7