Page 4 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 4

4

                   sử còn phải quan tâm đến ý nghĩa của nó đối với thời đại hiện nay. Do đó, bạn đọc
                   có thể hiểu vì sao còn có những sự kiện chưa được đưa vào biên niên trong lần xuất

                   bản này.
                   Về phương pháp trình bày, thể hiện, biên niên tiểu sử có những quy tắc riêng buộc
                   phải tuân theo để đảm bảo tính nhất quán của thể loại. Trên nét lớn, mỗi sự kiện có
                   thể được trình bày theo các công đoạn sau đây:

                   - Thời gian: năm, tháng, ngày, có thể đến giờ, nếu không biết giờ thì ghi: buổi sáng,
                   trưa, chiều, tối, đêm. Có sự kiện diễn ra một ngày, một buổi, một giờ. Có sự kiện
                   lớn diễn ra nhiều ngày (Đại hội Đảng, các Hội nghị Trung ương, v.v.) thì ghi ngày
                   mở đầu và ngày kết thúc. Trong một đại hội nhiều ngày, Bác Hồ có nhiều lần phát
                   biểu, lần nào vào ngày nào, giờ nào đều được trình bày riêng.

                   - Địa điểm: được ghi theo địa danh lúc xảy ra sự kiện.

                   - Nội dung sự kiện: thông tin ngắn gọn, chính xác, đầy đủ về nội dung sự kiện, việc
                   làm, cách làm, nhân vật, đối tượng tiếp xúc, câu nói tiêu biểu phản ánh quan điểm,
                   tư tưởng, đạo đức, phong cách... của Bác Hồ. Trong một số trường hợp, chúng tôi
                   đã dẫn lại những câu, những chữ hay nhất của lãnh tụ để người đọc được tiếp xúc
                   trực tiếp với tư tưởng của Người, cá biệt cũng có khi thêm cả nhận xét, đánh giá
                   của người đương thời đã tham gia, chứng kiến sự kiện (là bạn hữu hay đối phương)
                   hoặc nêu lên ý kiến của chính Bác Hồ khi còn sống có dịp nhắc lại sự kiện ấy.
                   - Các nguồn xuất xứ của sự kiện: chỉ rõ lấy từ đâu, văn kiện, tác phẩm, báo chí, tác
                   giả, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang bao nhiêu, để giúp bạn đọc có

                   thể trực tiếp tra cứu khi cần thiết.
                   Về cách thể hiện các danh từ riêng (tên người, tên đất, tên các tổ chức văn hoá - xã
                   hội...) ở Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi dựa theo các quy ước thông dụng trên
                   sách báo hiện nay. Về tên riêng nước ngoài thuộc các ngữ hệ Ấn - Âu, chúng tôi phiên
                   âm theo gốc của nước đó và để nguyên tự dạng trong ngoặc (ví dụ: hãng Sácgiơ Rêuyni
                   (Chargeurs Réunis), thành phố Brúclin (Brooklyn)) và chỉ ghi một lần nếu tên đó còn
                   xuất hiện trong các sự kiện sau. Đối với các cơ quan ngôn luận, thông tấn, báo chí,
                   theo xu hướng chung của thế giới hiện nay, chúng tôi để nguyên văn, in nghiêng, không
                   dịch, ví dụ: Báo L'Humanité, Inprekorr. Đối với các danh từ riêng gốc Nga thì chuyển
                   từ chữ cái Nga sang chữ cái Latinh, ví dụ: Hãng thông tấn ROXTA, Tạp chí Ogoniok,

                   v.v..
                   Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử là một công trình lớn, nhiều tập, tổng số tập phụ
                   thuộc vào số lượng tư liệu, sự kiện đã được sưu tầm và xác minh. Khác với tiểu sử
                   khoa học được phân chia theo giai đoạn, biên niên tiểu sử - như tên gọi của nó - ghi
                   chép sự việc theo năm tháng, nên chia tập, có chiếu cố đến các mốc lịch sử lớn,
                   nhưng chủ yếu chia theo số lượng các sự kiện, nhằm đảm bảo cho độ dày của mỗi
                   tập không quá chênh lệch nhau.

                   Mấy năm qua, Viện Hồ Chí Minh đã sưu tầm và xác minh được khoảng một vạn sự
                   kiện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên
                   thiếu đến lúc qua đời. Trong công việc này chúng tôi đã nhận được sự cộng tác và
   1   2   3   4   5   6   7   8   9