Page 218 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 218

218

                  Nếu tính tiền thuê trâu bò, mua phân tro, mướn làm, tiền ăn uống, thì mỗi mẫu mỗi
                  năm đã hết chừng 30 đồng. Nghĩa là dân cày đã lỗ mất 5 đồng, mà Chính phủ lại còn
                      72)
                  kẹp  lấy cho được 2 đồng rưỡi.
                  Chẳng thế mà thôi. Dân ta cày ra lúa mà không được ăn. Đến mùa thuế thì bán đổ
                  bán tháo để nộp thuế. Tây nó biết vậy thì nó mua rẻ để nó chở đi bán các xứ, mỗi
                  năm nó chở hết 150 vạn tấn. Nó chở đi chừng nào, thì gạo kém chừng ấy, thì dân ta
                  chết đói nhiều chừng ấy.

                  4. Bây giờ nên làm thế nào?

                  Sự cực khổ dân cày An Nam là:

                  l. Ruộng bị Tây choán hết, không đủ mà cày.
                  2. Gạo bị nó chở hết, không đủ mà ăn.

                  3. Làm nhiều, được ít, thuế nặng.

                  4. Lại thêm nước lụt, đại hạn, vỡ đê, mất mùa.

                  5. Đến nỗi chết đói, hoặc bán vợ đợ con, hoặc đem thân làm nô lệ như những người
                  nó chở đi Tân thế giới.

                  6. Nào là chính trị áp bức (thử hỏi dân cày ta có quyền chính trị gì?) văn hoá áp bức
                  (dân cày ta được mấy người biết chữ, trong làng được mấy trường học?).
                  Nếu dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng ấy, thì phải tổ chức nhau để
                  kiếm đường giải phóng.

                  5. Cách tổ chức dân cày thế nào?

                  Cách tổ chức đại khái như sau:

                  1. Bất kỳ đàn ông đàn bà, từ những người tiểu điền chủ cho đến những dân cày thuê
                  cày rẽ, từ 18 tuổi trở lên thì được vào. (Những người đại địa chủ, mật thám, cố đạo,
                                                         73)
                  say mê rượu chè, cờ bạc và a phiến  thì chớ cho vào hội).
                  2. Ai vào phải tình nguyện giữ quy tắc hội, và phải có hội viên cũ giới thiệu.

                  3. Làng nào đã có 3 người tình nguyện vào hội thì tổ chức được một hội làng, 3 làng
                  có hội thì tổ chức hội tổng, 3 tổng có hội thì tổ chức hội huyện, 3 huyện có hội thì
                  tổ chức hội tỉnh, 3 tỉnh có hội thì tổ chức hội nước.

                  4. Còn cách khai hội, tổ chức các bộ làm việc, tuyển cử, đề nghị, giải quyết, báo cáo
                  thì cũng như công hội.

                  6. Hội dân cày nên đặt tiểu tổ hay không?
                  Dân cày trong làng không xúm xít đông đúc như thợ thuyền trong lò máy, cho nên
                  hội dân cày làng thế cho tiểu tổ; người uỷ viên thế cho tổ trưởng cũng được.

                  Uỷ viên bên thì chỉ huy cho hội viên làm việc, bên thì thi hành mệnh lịnh từ thượng
                  cấp truyền đến, bên thì báo cáo việc đại hội với hội viên, bên thì báo cáo công việc
                  hội viên với đại hội.

                  Các hội viên thì phải:
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223