Page 223 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 223

223

                  Thế là người làm ra chè thua thiệt, người uống chè cũng thua thiệt. Nếu có hợp tác
                  xã thì tránh khỏi những điều ấy.

                  l0. Cách tổ chức.

                  Không phải làng nào cũng phải lập mỗi làng mỗi hợp tác xã. Cũng không phải mỗi
                  làng phải lập cả mấy hợp tác xã. Cũng không phải có hợp tác xã này thì không lập
                  được hợp tác xã kia. Chẳng qua theo hoàn cảnh nơi nào lập được hợp tác xã nào, và
                  có khi hai hợp tác xã - mua và bán - lập chung cũng được.

                  Nếu nhiều nơi đã lập thành hợp tác như nhau, thì các hợp tác xã ấy nên liên lạc với
                  nhau, thế lực càng mạnh hơn. Hoặc khi hai hợp tác xã tính chất khác nhau, thì cũng
                  nên liên kết, như một hợp tác xã mua và một hợp tác xã bán.

                  Hợp tác xã chỉ có hội viên mới được hưởng lợi, chỉ có hội viên mới có quyền, nhưng
                  những việc kỹ thuật như tính toán, xem hàng hoá, cầm máy, vân v., thì có phép mướn
                  người ngoài.
                  Đã vào hội thì bất kỳ góp nhiều góp ít, vào trước vào sau, ai cũng bình đẳng như
                  nhau.




                  Hồ Chí Minh: Toàn tập,

                  t.2, tr. 257-312.

                  ____________
                  1) Hai câu này trích trong cuốn Làm gì? của Lênin

                  2) Trắc đạc: đo đạc.

                  3) Cách vật cách mệnh: sinh vật cách mệnh.

                  4) Sinh hoá: nảy nở và biến đổi.
                  5) Cuộc Minh Trị duy tân từ năm 1868.

                  6) Giành lấy chính quyền.

                  7) Cuộc nội chiến ở Mỹ kéo dài từ 1861 đến 1865 giữa các tập đoàn tư sản công
                  nghiệp miền Bắc và các tập đoàn chủ nô miền Nam.

                  8) Đồng phrăng Pháp.
                  9) Giai cấp bị áp bức cách mệnh, tức là giai cấp bị áp bức làm cách mạng.

                  10) Nay là nước Triều Tiên.

                  11) Công nông là người chủ cách mệnh, tức là công nhân và nông dân là lực lượng
                  nòng cốt, là đội quân chủ lực của cách mạng.

                  12) Giảng giải lý luận và chủ nghĩa, tức là giảng giải lý luận cách mạng và chủ
                  nghĩa Mác - Lênin.

                  13) Tức là không biết nắm thời cơ cách mạng.
   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227   228