Page 96 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 96
96
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.119-
120, 458-460.
Tháng 11, ngày 2
Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Sự chăm sóc ân cần, đăng trên
báo L'Humanité.
Với giọng văn châm biếm, tác giả đã vạch trần sự giả dối trong những lời hứa hão,
trong những câu nói tỏ lòng "tri ân" của tên Toàn quyền Đông Dương đối với những
người lính Đông Dương đã "tình nguyện" chết "vì mẫu quốc" mà thực tế người ta
"xích tay họ lùa đến các địa điểm tập trung", thậm chí "dìm trong biển máu" những
cuộc biểu tình, các cuộc khởi nghĩa của họ chứ đâu có được hưởng sự chăm sóc ân
cần như chúng nói.
- Báo L'Humanité, ngày 2-11-1922.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.121
- 122.
Tháng 12, ngày 1
Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc họp của Ban Thư ký Hội Liên hiệp thuộc địa, tại số
3, đường Mácsê đê Patơriácsơ. Dự cuộc họp còn có Bơlôngcua, Môngnécvin,
Hátgiali, Xtêphani, Uyliêm, Nguyễn Văn Ái.
Buổi họp bắt đầu lúc 21 giờ.
Nguyễn Ái Quốc đã đề nghị nên có một tổ chức ở trong hội để tìm công ăn việc làm
cho những người dân thuộc địa đang sống trên đất Pháp và đề nghị Bơlôngcua,
Môngnécvin chịu trách nhiệm về tổ chức trên.
Buổi họp nhận thấy thời gian vừa qua do công việc nhiều, buổi họp tối thứ tư hằng
tuần không thực hiện đều. Mọi người nhất trí họp thường kỳ sẽ họp vào 20 giờ tối
thứ sáu và 10 giờ sáng chủ nhật.
Cùng ngày, bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Về câu chuyện Xiki, đăng trên
báo Le Paria, số 9.
Bài báo thuật lại vụ Xiki (Siki), đấu thủ da đen người xứ Xênêgan - một thuộc địa
của Pháp ở châu Phi, đã đánh thắng đấu thủ người Pháp tên là Sácpăngchiê đoạt
giải vô địch quyền Anh. Nhưng sau đó Xiki bị phạt treo giò chín tháng không được
dự tất cả các võ đài Pháp với lý do đã lăng mạ một người Pháp khác tên là Cuyni
(Cuni). Qua đó, bài báo bình luận và châm biếm chủ nghĩa vị chủng hẹp hòi, bất
bình đẳng của thực dân Pháp.
- Báo cáo ngày 5-12-1922 của mật thám Pháp.
- Báo Le Paria, số 9, ngày 1-12-1922.
- Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari (1917 - 1923), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2002, tr.291.