Page 95 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 95
95
toà; và việc viên điền chủ kiêm công sứ ấy đã được Toàn quyền bao che mặc dầu
hắn đã có hành vi phi pháp là không những không thực hiện lời cam kết khi thuê
mướn họ mà còn chiếm luôn cả số tiền mà họ chuyển cho hắn để nhờ nộp thuế, tác
giả bài báo kết luận:
"Những người lao động ở thuộc địa được bảo hộ như thế đấy và chính sách hợp tác
được thực hiện như thế đấy".
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.117
- 118.
Tháng 11, ngày 1
Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Vụ hành hạ Amđuni và Ben Benkhia, đăng
trên báo Le Paria, số 8.
Kể về tội ác của một tên chủ người Pháp đã đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với hai
người công nhân bản xứ giúp việc chỉ vì "hai anh này hình như đã có lấy trộm vài
chùm nho", tác giả tố cáo ách thống trị dã man tàn bạo, sự lật lọng tráo trở của bọn
thực dân Pháp đối với nhân dân Tuynidi mà một thời đã được chúng vuốt ve, trìu
mến và ca ngợi là "mối tình ruột thịt đã đời đời gắn chặt vào trong xương máu và
quang vinh".
Cùng ngày, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là thành viên của Ban Nghiên cứu thuộc
địa Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, tham gia dự thảoLời kêu gọi của Đảng Cộng
sản Pháp gửi những người bản xứ ở các thuộc địa. Theo đề nghị của Nguyễn Ái
Quốc, Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp đã nhất trí thông qua lời kêu gọi này, chính
thức công bố trên báo Le Paria, ngày 1-11-1922.
Mở đầu, lời kêu gọi tố cáo những tội ác mà quân xâm lược đã gây ra ở các thuộc
địa, làm cho người dân thuộc địa "mất hết tự do", "phải lao động mà không được
thu gặt thành quả", "khủng bố", "áp dụng những luật lệ tàn khốc", "lập ra toà án cho
các bạn", "khắt khe và đẫm máu", bắt lính để thoả mãn lòng tham của chúng...
Lời kêu gọi chỉ rõ những người vô sản ở chính quốc cũng là "nạn nhân của những
bạo ngược của họ" và "chúng tôi chống lại họ".
Kết thúc, lời kêu gọi viết:
"Vì hoà bình thế giới, vì tự do và sự no ấm của mọi người, những người bị bóc lột
thuộc mọi nòi giống, chúng ta hãy đoàn kết lại và đấu tranh chống bọn áp bức!".
Dưới lời kêu gọi ghi rõ: Ban Nghiên cứu thuộc địa
của Phân bộ Pháp
của Quốc tế Cộng sản
120, phố Phayéttơ, Pari.
- Báo Le Paria, số 8, ngày 1-11-1922.