Page 13 - ChandungVH
P. 13
+ “Người nông dân trong “Làng” vẫn là sự tiếp tục một kiểu người cũ của Kim Lân trong những
trang “Vợ nhặt” còn bỏ dở. Một lớp dân nghèo do thân phận ngụ cư nên phải chịu nhiều sức ép của
thói quen và thành kiến. Nhưng chuyển vào đời sống cách mạng, họ đã thành người nông dân kháng
chiến tản cư, dẫu chỉ là sự chuyển đổi môi trường sống, ngòi bút Kim Lân cũng rất tinh tế mà gạn
chắt và khẳng định những nét mới trong phần bên trong và gương mặt của họ. Đưa tình yêu làng lên
tình yêu nước, gắn tình yêu làng với tình yêu cách mạng, nét sống đó mang vẻ đẹp tinh thần mới ở
người nông dân đã đưa ông Hai, nhân vật chính của “Làng”, lên vị trí một điển hình người nông dân
trong buổi giao thời mới và cũ”. (Văn học VN kháng chiến chống Pháp – NXB Khoa học xã hội,
1986)
+ Nhà văn kể: “Cái không khí của ngày đầu kháng chiến ở nông thôn tôi đã đưa vào “Làng”. Lúc ấy,
Tây còn đóng ở Cầu Đuống, tôi về làng chơi mấy lần, chứng kiến tận mắt thế nào là “Làng chiến
đấu”. Trong không khí ấy cùng với dư luận bán tín bán nghi và làng Chợ Dầu Việt gian đã khiến tôi
viết truyện này. Ông lão Hai chính là tôi. Dù về nhiều khía cạnh, tất nhiên rất khác. Song cái cốt lõi
tâm trạng vẫn là tôi, đó là tâm lí rất thật của dân tản cư…” (Kim Lân – Chặng đầu đi tới – Tạp chí
văn nghệ số 1)
8. Nguyễn Thành Long (1925 - 1991)
Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra
Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà
Lặng lẽ giữa khoảng trong xanh ấy
Để mối đùn lên đến lúc già.
(Xuân Sách)
* Tiểu sử.
+ Quê: Quy Nhơn, Bình Định. Sống chủ yếu ở Hà Nội (từ năm 1955). Bắt đầu sáng tác từ 16,17
tuổi trong nhóm Thơ Bình Định. Thành công về truyện ngắn và bút kí.
Bút danh: Nguyễn Thành Long, Phan Minh Thảo, Lưu Quỳnh.
+ Giải thưởng:
Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V trao tặng năm 1953 cho tập bút
ký “Bát cơm cụ Hồ”.
* Bình luận.
+ Truyện của ông mang nhiều dáng dấp những người thực, việc thực ngoài đời. Ông là người đã biết
chọn lọc từ cuộc sống nhưng mẩu chuyện thực ở nơi này và nơi kia, rồi liên kết chúng lại trong một
chuỗi lời kể tự nhiên, điềm tĩnh và linh hoạt. Cốt truyện của ông có nhiều chỗ li kì, chứa đầy những
gay cấn và chất thơ vừa nhẹ nhàng vừa trầm lắng, thiết tha. (Nguyên An)
+ Năm 1985, trong một lần trò chuyện với học sinh ở quê, nhà văn tâm sự: “Một đặc điểm của tôi là
chịu đọc…” (Xem “Nhà văn của các em”)