Page 14 - ChandungVH
P. 14
9. Nguyễn Quang Sáng (1932 - )
Ông Năm Hạng trở về đất lửa
Với chiếc lược ngà vượt Trường sơn
Bỗng mùa gió chướng vừa nổi dậy
Ông biến thành thằng nộm hình rơm.
(Xuân Sách)
* Tiểu sử.
+ Bút danh: Nguyễn Sáng. Sinh năm 1932, quê ở Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang trong gia đình thợ
thủ công. Sở trường về truyện ngắn và tiểu thuyết.
Tác phẩm nổi tiếng: Con chim vàng, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Dòng sông thơ ấu,… và các
kịch bản phim: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Cho đến bao giờ, Dòng sông hát.
* Bình luận, ngoài lề.
+ Truyện của NQS thường hấp dẫn người đọc bằng những tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí;
bằng mạch kể chậm rãi, từ tốn mà đượm chất xung đột của kịch. Ngôn ngữ Nam bộ trong sáng của
ông cũng vừa phải, có chỗ đậm đặc, song vẫn dễ gần.
Từ vài chục năm nay, ngoài sáng tác, NQS còn tham gia lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam, Hội Văn
nghệ thành phố HCM… Ông vẫn viết đều đều. Ông đã và hiện là một tác giả truyện ngắn được bạn
đọc chờ đón, tin cậy ở sức viêt và tài năng, ở tâm hồn và nghệ thuật.
(Nguyên An)
+ Nguyễn Quang Sáng kể: “Bài viết đầu tiên của tôi (tôi còn nhớ là tôi viết trong một quyển sổ tự
đóng lấy), tôi được thầy cho một cái điểm không ngờ được: 18/20. Đó là bài viết về một trận đánh
mà trận đánh ấy tôi là chú bé giao liên. Cái điểm 18/20 ấy không được ghi vào sổ điểm nhà trường,
không giúp cho tôi nhích lên một hạng nào, nhưng tôi nhớ suốt đời. Tôi lại tiếp tục viết lại trao cho
thầy và lôn luôn được điểm cao – Đó là bài viết về cuộc đời bộ đội của tôi.
Sau đó tôi lại viết kịch, trong vở kịch này tôi nói về buồn vui của tôi dưới mái trường. Vở
kịch được diễn đêm chúng tôi ra trường (1950) trước ngày trở về quân đội. Kịch diễn hơn một tiếng
rưỡi.
Từ đó, tôi hiểu: Văn học bắt nguồn từ cuộc sống”.
Phan Đắc Lập lại cho rằng “Nguyễn Quang Sáng có biệt tài kể chuyện. Bằng một lối văn mộc mạc,
anh cứ thủ thỉ kể hết cuộc tình này đến cuộc tình khác như một người nông dân Nam Bộ kể chuyện
đời xưa và chuyện tiếu lâm. Ấy vậy mà với những trang viết mộc mạc ấy, Nguyễn Quang Sáng đã
chạm tới những rung động vi nhiệm của tình yêu”