Page 19 - ChandungVH
P. 19
tin, rồi Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà
văn Việt Nam khóa 6…
Từ nhiều năm trước, nhà thơ Tế Hanh đã nhận xét về ông như sau: Y Phương là một nhà thơ, một
nhà thơ miền núi rất mới mẻ, thơ anh vừa dân tộc, nhưng vừa có cái gì hiện đại, hôm nay và mai
sau...
+ Bài thơ với nhan đề là “Nói với con” đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với
con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính
là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm
tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin
vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng
chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng vănhóa.
14. Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989)
Cửa sông cất tiếng chào đời
Rồi đi ra những vùng trời khác nhau
Dấu chân người lính in mau
Qua miền cháy với cỏ lau bời bời
Đọc lời ai điếu một thời
Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu?
(Xuân Sách)
* Tiểu sử.
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An. Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông
học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở
trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu
các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn
hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm
1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn
nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.
Ông là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh
Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi
Giải thưởng
1. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000
2. Tác phẩm Cỏ lau đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1990
3. Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 - 1989 cho toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh
Châu viết về chiến tranh và người lính