Page 22 - ChandungVH
P. 22

Lưu Quang Vũ từng làm thơ, làm báo, lại viết văn khá có duyên, cộng với một tâm hồn nhạy cảm,
                Lưu Quang Vũ đã được chuẩn bị một vốn liếng văn học và  nghề nghiệp nhất định trước khi bước
                vào lĩnh vực sân khấu.

                Trong khoảng thời gian tám năm, LQV đã để lại hơn 50 tác phẩm, mà càng thời gian cuối những
                sáng tác càng nhiều. Có thể chia làm ba loại:

                Loại 1: Dựa vào một số tích cũ của văn học dân gian trong và ngoài nước rồi viết lại như: Lời nói
                dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da Hàng thịt, Nàng Sita, Đam San, Đôi đũa kim giao, Ông vua hóa
                hổ, Linh hồn của đá...

                Loại 2: Dựa vào một cốt chuyện văn học để chuyển thành kịch như: Đôi dòng sữa mẹ, Hẹn ngày trở
                lại, Chết cho điều chưa có, Muối mặn của đời em...

                Loại hoàn toàn do sáng tác: Đây là phần chủ yếu, là điểm mạnh và đóng góp lớn nhất cho sân khấu
                những năm qua và tuyệt đại bộ phận sáng tác này đều là đề tài hiện đạị

                Nét quán xuyến trong toàn bộ sáng tác, làm nên phong cách và âm hưởng chủ yếu trong sự nghiệp
                của Vũ, chính là tính hiện đại trong chủ đề tư tưởng các vở diễn, ngay cả khi viết về đề tài lịch sử,
                dã sử, truyện cổ dân gian trong nước cũng như của nước ngoài.

                Cùng lúc Vũ vừa làm được công việc đưa tác phẩm nghệ thuật đi gần với đời sống, cái khả năng
                không phải ai cũng có được là biến những sự kiện có thật trong đời sống thành những chi tiết nghệ
                thuật; đồng thời phổ vào những chi tiết vốn thực có và cá biệt đó, một ý nghĩa phổ biến và có sức
                khái quát. Thiếu điều đó thì sẽ chỉ có một thứ hiện thực "bò sát", hoặc tập hợp những chi tiết hoàn
                toàn có thật mà vẫn tạo nên một cơ thể nghệ thuật giả.

                Giữa lúc tài năng đang sung mãn, đột ngột thay, ngày 29 tháng 8 năm 1988, Lưu Quang Vũ từ trần
                trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, tỉnh Hải Hưng, cùng với vợ là nữ thi sĩ Xuân
                Quỳnh và con trai út là Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi)






                17. Tô Hoài (1920 - )


                              Dế mèn lưu lạc mười năm
                              Để O Chuột phải ôm cầm thuyền ai
                              Miền tây sen đã tàn phai
                              Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.


                                                             (Xuân Sách)

                Tiểu sử:


                Tô Hoài, tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 7 tháng 9 năm 1920 ở quê ngoại tại làng Nghĩa Đô,
                huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà
                Nội) trong một gia đình thợ thủ công.
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27