Page 11 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 11

Chân dung & tiểu sử các tác giả văn chương




                3. Huy Cận (1919 - 2005)


                   “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề
                   sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ,
                 ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng
                  với  Hàn  Mặc  Tử,  Chế  Lan  Viên,  ta  đắm  say  cùng  Xuân  Diệu.
                  Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh,
                       say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta  cùng Huy
                  Cận”. – Hoài Thanh-

                * Tiểu sử


                Ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo
                gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, Hương Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận
                lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong
                thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia
                phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân
                Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời
                sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

                Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm
                Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua
                Bảo Đại.

                Ông làm Bộ trưởng Bộ Canh nông khi mới 26 tuổi.Sau này thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng
                đặc trách Văn hóa Thông tin. Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ
                Thế giới.


                Làm thơ từ 1934, đăng thơ từ năm 1936. Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào
                Thơ Mới, thơ ông có một bản sắc và giọng điệu riêng, có chiều sâu xã hội cũng như triết lý. Thơ
                Huy Cận mang một nỗi buồn sâu lắng, miên man, ảo não và thảm đạm; nỗi buồn của "đêm mưa",
                của "người lữ thứ", nỗi buồn của "quán chật đèo cao", của "trời rộng sông dài".

                * Giải thưởng:  Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).


                Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà
                nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

                Một số Thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận.


                * Tư liệu

                + Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới , Huy Cận sớm nổi tiếng từ lúc là
                học sinh ở Huế. Hầu hết thơ Huy Cận trước 1945 thuộc trường phái lãng mạn - điển hình là tập thơ
                “Lửa thiêng” (1940), tập thơ đầu tay khi ông ở tuổi 20.
                                                                                                       -Trang 5-
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16