Page 8 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 8

Chân dung & tiểu sử các tác giả văn chương



                             1. Chính Hữu (1926 - 2007)


                 Chính Hữu là “nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác
                 giả lẫn tác phẩm”. Sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính
                   Hữu trong suốt con đường thơ của ông và nói đến  thơ


                 ông là nói đến những trang thơ về người lính.
                                                                              (Vũ Quần Phương)

                 * Tiểu sử


                + Tên thật:  Trần Đình Đắc,  sinh  ngày  15 tháng  12  năm  1926,
                đồng hương Can Lộc, Hà Tĩnh với Xuân Diệu.

                Chính Hữu đi học ở Hà Nội và tham gia kháng chiến chống Pháp từ Hà Nội. Ông viết ít mà chắc
                khỏe, tiết kiệm ngôn từ. Thơ ông được chú ý vì tiết tấu, nhịp điệu linh hoạt.


                Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Chính Hữu là cuộc đời người chiến sĩ, là Tổ quốc VN gian lao mà
                anh dũng trong các cuộc chiến tranh giải phóng.


                Tác phẩm tiêu biểu: Đồng chí, Sáng hôm nay, Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Thư nhà,..

                Ông mất ngày 27/11/2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi.


                * Tư liệu

                + Nhà thơ tâm sự: “Tôi không phải là nông dân và quê hương tôi cũng không phải trong cảnh nước
                mặn đồng chua hoặc cằn cỗi sỏi đá. Cái tôi trong bài thơ có những chi tiết không phải là của tôi mà
                là của bạn, nhưng về cơ bản là của tôi. Tất cả những hình ảnh gian khổ của đời lính thiếu ăn, thiếu
                mặc, sốt rét, bệnh tật … bạn và tôi đều cùng trải qua… Viết về bộ đội nhưng thơ tôi thiên về khai
                thác đời sống nội tâm, tình cảm, ít có những chuyện đùng đoàng chiến đấu. Tôi làm bài “Đồng chí”
                là tình cảm chân tình tự nhiên không có sự gò ép, gắng gượng nào….Tôi thấy có bạn phân tích hình
                ảnh đầu súng trăng treo là tượng trưng cho người chiến sĩ đang bảo vệ quê hương và vầng trăng
                tượng trưng cho quê hương thanh bình. Tôi không nghĩ thế khi viết…Vấn đề đối với tôi đơn giản
                hơn…  những  đêm  phục  kích  chờ  giặc  vầng  trăng  đối  với  chúng  tôi  như  một  người  bạn….”
                (Nguyên An)

                + Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh
                chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát
                "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ Bài thơ đầu
                tiên được in báo của ông chính là bài Đồng chí tức Đầu súng trăng treo  đăng tải trên báo Sự thật


                + Ngoài bài thơ Đồng chí được nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc, một số bài thơ khác của ông cũng là
                nguồn cảm hứng cho các nhạc sỹ khác sáng tác các bài hát nổi tiếng như bài "Ngọn đèn đứng gác"
                (nhạc sỹ Hoàng Hiệp), "Bắc cầu" (nhạc sỹ Quốc Anh), "Có những ngày vui sao" (nhạc sỹ Huy Du).


                                                                                                       -Trang 2-
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13