Page 59 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 59

Chân dung & tiểu sử các tác giả văn chương



                37. Ngô Tất Tố (1894 - 1954)


                “Ngòi bút rắn chắc của Ngô Tất Tố đã không e dè đưa lên những sự
                thật. Người nông dân giãy lên trên những dòng chữ của Ngô Tất Tố.
                Cái mạnh, cái sắc của Ngô Tất Tố ở chỗ dám nhìn thẳng vào sự thực,
                căm giận, chửi rủa và phá bỏ. Cái mạnh, cái sắc của Ngô Tất Tố còn ở
                chỗ đi sâu vào những khía cạnh đen tối, sai trái của kẻ thù.





                * Tiểu sử


                Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Mai
                Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Từ nhỏ, Ngô Tất Tố theo học chữ Nho, thông minh học giỏi. Năm
                Nhâm Tý 1912, ông bắt đầu dự thi. Đến năm Ất Mão 1915 ông đỗ đầu kỳ sát hạch, nên được gọi là
                đầu xứ Tố.

                Ông là một trong số ít các nhà nho bấy giờ không biết tiếng Pháp. Sống ở Hà Nội (phố Sinh Từ -
                Nguyễn Khuyến) nhưng ông vẫn giữ nguyên đôi guốc mộc, áo the, khăn xếp và theo sau là một con
                chó lũn cũn.

                Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Sau gần ba năm ở Sài
                Gòn không thành công, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng.

                Trước cách mạng, Ngô Tất Tố làm nhiều nghề: dạy học, bốc thuốc, làm báo, viết văn; từng cộng tác
                với nhiều tờ báo:


                Các bút danh khác: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải,
                Xuân Trào, Hy Cừ...


                Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia ủy ban Giải phóng xã (Lộc Hà). Năm 1946: Gia nhập Hội
                Văn hoá Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp...Ông đã là ủy viên
                Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam (trong Đại hội Văn nghệ Toàn quốc lần thứ I -1948).


                Ông là đại biểu đầy uy tín của trào lưu văn học hiện thực phê phán VN với đề tài quen thuộc là sự
                khốn khổ của người nông dân, sự tàn ác của bọn địa chủ và sự chán chường, bất đắc chí của một lớp
                nhà  nho…  Ông  là  một  nhà  báo  –  “một  tay  ngôn  luận  xuất  sắc  trong  đám  nhà  nho”  (Vũ  Trọng
                Phụng). Không những thế, trên lĩnh vực khảo cứu, dịch thuật, ông cũng có nhiều  thành tựu nổi
                tiếng.

                Ông là một trong hai nhà văn được mệnh danh là nhà văn của nông dân (Ngô Tất Tố, Nam Cao)


                Ngô Tất Tố mất ngày 20 tháng 4 năm 1954 (tức 18-3 năm Giáp Ngọ) tại Yên Thế, Bắc Giang.

                Giải thưởng

                                                                                                      -Trang 53-
   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64