Page 60 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 60
Đánh giá công lao to lớn của ông, Hội đồng Nhà nước đã quyết định truy tặng Ngô Tất Tố Giải
thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1 năm 1996).
* Bình luận
- “Lòng yêu nước của NTT gắn liền với lòng yêu nhân dân, nhất là những người nông dân lao động
nghèo khổ, cần cù và tốt bụng, gần gũi với cuộc sống của ông” (Nguyễn Đăng Mạnh)
- “Một tay ngôn luận xuất sắc không cần ai giới thiệu” (Vũ Trọng Phụng)
- NTT là nhà văn có phẩm cách trong sạch và có tinh thần chiến đấu thẳng thắn, rất dũng cảm. Giữa
xã hội “kim tiền” nhơ bẩn thì ông vẫn tuân theo một “đạo luật” nghiêm khắc của mình: “Phú quý thì
không thể làm nhà văn. Đã làm nhà văn thì đừng mong phú quý…”. Nhà văn NTT suốt đời nghèo
túng vì quả thực ông viết văn văn không vì tiền bạc”.
(Lịch sử văn học VN, tập 5, NXB Giáo dục, 1978)
* Tư liệu:
Ngô Tất Tố thường nói: “Muốn làm giàu thì đừng làm nhà văn. Đã làm nhà văn thì đừng nói chuyện
làm giàu!”. Đó là nhân cách của một con người có văn hóa cao, một con người của chủ nghĩa nhân
văn tích cực. Ngô Tất Tố xứng đáng được dân tộc ta ca ngợi: Ông là người rất uyên thâm, một nhà
văn lỗi lạc.
* Tắt đèn (tiểu thuyết)
Tắt đèn là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố, trong đó ông nêu lên cảnh cơ khổ cùng cực
của tầng lớp nông dân Việt Nam dưới sự bóc lột cay nghiệt của giới địa chủ.
Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông Xá trong những ngày
sưu thuế. Cổng làng đóng lại, công việc cày bừa đình đốn, bọn Lý trưởng, trương tuần chửi bới, quát
tháo om sòm; mấy tên cai lệ, lính cơ tay thước, roi song, dây thừng đi tróc người thiếu thuế. Tiếng
trống, mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc thảm thiết vang lên như trong một
cuộc săn người. Gia đình chị Dậu thuộc loại "nhất nhì trong hạng cùng đinh" nên chị phải chạy vạy
ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Bọn nhà giàu chẳng những không cho chồng chị
vay mượn mà còn nhiếc móc, đe doạ. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi
ra đình cùm kẹp. Chị đành phải rứt ruột đem bán cái Tí, đứa con gái đầu lòng lên bảy tuổi bán cho
lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Vợ chồng lão giàu có mà keo kiệt, tàn ác, đã lợi dụng tình cảnh khốn
cùng của chị, mua cái Tí và cả một ổ chó mà chỉ trả hai đồng bạc! Cộng với mấy hào bán gánh
khoai, chị tưởng vừa đủ nộp suất sưu và chồng sẽ được tha về; ngờ đâu, bọn lý dịch lại bắt chị phải
nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật là cùng đường. Giữa đình làng,
tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi như một
xác chết ở ngoài đình về trả cho chị. Gọi mãi anh không tỉnh, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. May
sao, nhờ bà con xung quanh xúm đến cứu giúp, anh Dậu đã tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm ái ngại
cảnh nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Sáng sớm hôm sau
khi anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ lý
trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. Van xin thiết tha cũng không được, chị Dậu đã liều mạng
chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai vô lại. Chị bị bắt lên huyện. Lão quan phủ Tư Ân lợi
dụng tình cảnh của chị, cho chị tiền và giở trò bỉ ổi. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném
vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh. Cuối cùng, để có tiền nộp thuế cho chồng, chị đành gửi con, nhận
-Trang 54-