Page 67 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 67

Chân dung & tiểu sử các tác giả văn chương



                41.  Tản Đà (1888 - 1939)




                                                                “  Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ
                                                                Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có
                                                                can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường
                                                                hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một
                                                                cái tôi .”

                                                                                                                          - Xuân Diệu-










                * Tiểu sử

                Tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, bút danh Tản Đà - tên ghép của núi Tản và sông Ðà.  Quê ở làng Khê
                Thượng, huyện Bất Bạt, Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Tây).

                Ông xuất thân trong một gia đình phong kiến quan lại, gia đình Nho học. Dòng họ của Tản Đà có truyền
                thống khoa bảng. Năm 3 tuổi cha mất, ông sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Tài (đậu phó
                bảng)

                Do ảnh hưởng gia đình, năm 14 tuổi, ông đã thạo các lối từ chương thi phú. Từ khi 15 tuổi đã nổi tiếng là
                thần đồng của tỉnh Sơn Tây nhưng Tản Đà liên tiếp trượt cả hai kỳ thi hương 1909 và 1912. Chán đường
                khoa cử ông quay sang làm thơ, viết kịch, viết báo, xuất bản sách nghiên cứu Phật học, đi dạy, xem bói toán,
                gây được tiếng vang trong cả nước.

                Cuộc đời đi khắp Bắc - Nam, viết cho nhiều tờ báo. Năm 1925, phong trào yêu nước dấy lên mạnh
                mẽ, Tản Đà càng nhập thế tích cực hơn.

                Ông viết thạo nhiều lối thơ và cũng là một cây văn xuôi có hạng. Điều đặc biệt cần chú ý là ở các
                trang viết ấy, dường như ông vừa tỏ được cốt cách uyên thâm, mực thước của một nhà nho, lại vừa
                thể hiện được sự phóng túng, linh hoạt trong phong độ của một nhà văn, nhà thơ hiện đại, bởi thế
                người ta đã không ngần ngại coi ông là cái gạch nối tốt đẹp giữa buổi giao thời của văn học cổ với
                văn học hiện đại. Trong đời thường, TĐ cũng nổi tiếng là một bậc tài tử ít câu nệ, nếu không nói là
                rất đa tình và ngông. Có điều, ông tự khoe mình nhiều nhưng không miệt thị coi thường ai. Có lẽ vì
                thế mà ông được mến mộ chứ không bị hờn ghét?

                Trên văn đàn của văn học Việt Nam trong hơn 3 thập niên đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một
                ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tạo. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông
                xáo trên nhiều lĩnh vực, đi khắp miền đất nước, ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã
                từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự
                ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và

                                                                                                      -Trang 61-
   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72