Page 24 - KY_UC_NGAY_AY
P. 24
Tản mạn Ký ức ngày ấy
Kỷ niệm khó quên nhất của bản thân tôi ở cấp trung học là vào năm lớp 10. Năm
ấy tôi học lớp 10B5 giáo sư Văn Hiên làm chủ nhiệm lớp, phụ trách môn toán.
Là một trong những học sinh rất nhạy bén với môn toán, nhất là đầu giờ có toán
chạy; đồng phục nam sinh lúc bấy giờ là quần xanh áo trắng, thế nhưng với vết
sờn trên vai áo của chiếc áo đã ngã màu “cháo lòng” của tôi đã làm cho thầy thấy
thương tình. Rồi một hôm, lúc giờ ra chơi thầy bảo tôi lên văn phòng gặp thầy,
trình bày hoàn cảnh khó khăn của tôi cho thầy nghe. Đến kỳ lương tháng thầy gọi
tôi lên văn phòng và thầy nói “từ tháng nầy thầy sẽ giúp đỡ cho em một số tiền
trích từ tiền lương tháng của thầy”. Tôi cuối đầu cảm ơn và hai tay nhận phong
bì thầy trao… Và sau đó Thầy đã vận động với tinh thần tương thân tương ái “một
miếng khi đói bằng một gói khi no” “lá lành đùm là rách” các bạn trong lớp đã
giúp đỡ, tặng tôi những chiếc áo cũ; đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ những chiếc áo
màu trắng của bạn Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Văn Dũng, áo màu xanh của bạn Lê
Văn Mạnh, Hoàng Hữu Thuận… Bài học về đạo lý làm người, mối quan hệ tình
cảm đậm đà, tương trợ nhau trong sinh hoạt, học tập đó tôi không bao giờ quên!
Lớp 9/6 NK 72-73 – Trường Bồ Đề Đà Nẵng
Cuối năm lớp 11: Vào khoảng đầu tháng 03/1975 chiến sự ở Quảng Trị, Huế đã
bùng nổ, dân chúng bỏ nhà cửa ruộng vườn bồng bế nhau đổ dồn vào Đà Nẵng.
Trung tuần tháng 03/75 gia đình quân đội, công chức … tìm đủ mọị cách để rời
khỏi Đà Nẳng. Chuẩn bị sẳn sàng từ ngày 27/03/1975 đến rạng sáng ngày
29/03/1975 tàu quân vận mới chính thức rời khỏi cảng Đà Nẵng đưa gia đình tôi
và đoàn người di tản vào Nam. Sau hơn hai tuần ra khơi vượt biển chúng tôi đã
đến Vũng Tàu, và cuối cùng cũng đã vào đến Sài Gòn “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Trong cuộc hành trình lịch sử đó, tôi đã tận mắt chứng kiến biết bao cảnh thật
thương tâm, đau lòng...Trong tình cảnh hoang mang của người dân, cảnh hỗn loạn
ở Đà Nẵng, nhiều người chen lấn, bất chấp cả tính mạng dẫm dạp lên nhau cố leo
lên những tàu quân vận loại nhỏ ở bến Bạch Đằng trên sông Hàn để được đưa ra
Trần Tống-CHS Bồ Đề Đà Nẵng Trang 22