Page 124 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 124

xây cấp 4 lợp ngói, còn tất cả các lớp được bố trí từng dãy nhà tre, mái tranh, vách
                 đất. Hàng rào bao quanh khuôn viên nhà trường là các cọc tre do học sinh đóng
                 góp và tự làm. Đầu năm học phải thay hàng rào mới, số cọc cũ ải được đưa vào làm
                 củi bếp ăn tập thể của thầy cô.

                     Ngoài việc học tập ở trong lớp, nhà trường còn tổ chức cho học sinh hoạt động
                 dã ngoại. Chúng tôi không thể quên những ngày đào đất cạo sân đóng gạch ở thôn
                 Quang Trạm, những lần luyện tập quân sự ở Cẩm Hòa, những ngày trồng cây gây
                 rừng ở vùng đồi núi Cẩm Hưng, v.v. Những buổi lao động, hoạt động đó đã rèn
                 luyện cho tôi các kỹ năng sáng tạo, tư duy đổi mới trong học tập và làm việc sau này.

                     Tôi còn nhớ trong văn phòng Ban Giám hiệu có treo nhiều hình ảnh, tư liệu
                 quý về Bác Hồ, các Huân, Huy chương, các danh hiệu cao quý của Nhà nước trao
                 tặng cho Cẩm Bình, trong đó có một bức ảnh đen trắng chụp đoàn đại biểu thiếu
                 nhi quốc tế dự trại hè ở Matxcơva năm 1962. Dưới tấm ảnh có ghi tên em Nguyễn
                 Thị Độ ở Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh là Cháu ngoan Bác Hồ đại diện cho đoàn
                 thiếu nhi Việt Nam tham dự trại hè. Mùa hè năm 1974, thầy Ngô Ngọc An được
                 Bộ Giáo dục chọn sang nước Cộng hòa Dân chủ Đức giao lưu học hỏi và trao đổi
                 kinh nghiệm trong công tác giáo dục, đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa. Khi về,
                 nhà trường tổ chức buổi chào cờ đầu tuần và mời thầy kể về chuyến đi đó. Thầy
                 kể rất nhiều chuyện tai nghe mắt thấy ở nước Đức, trong đó tôi còn nhớ 2 chuyện:
                 Ở nước Đức, người dân không ăn cơm như ở Việt Nam mà ăn khoai tây, bánh mỳ,
                 thịt, bơ, sữa và ở nước Đức có rất nhiều nhà cao tầng, muốn lên tầng trên cao thì
                 vào cầu thang máy bấm nút là nó tự đưa người lên, muốn đi xuống cũng vậy. Cũng
                 trong năm 1974, nữ nghệ sĩ người Mỹ Jane Fonda cùng chồng là Tom Hayden (là
                 người phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân đội Mỹ) đến Việt Nam và
                 thăm trường Cẩm Bình. Học sinh toàn trường xếp hàng dài từ cổng trường vào
                 trong sân để chào đón. Xe dừng ở trước cổng ngoài đường 26. Bước xuống xe là
                 một phụ nữ trẻ, da trắng, tóc vàng, mắt xanh, mũi lõ, người dong dỏng cao, đội
                 chiếc mũ tai bèo của quân giải phóng miền Nam, mặc quần lụa đen, chân đi dép
           50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
                 cao su vẫy tay chào, thầy cô và hai hàng dài học sinh vỗ tay nồng nhiệt. Chiếc máy
                 quay phim ống kính dài của chồng là Tôm Hay đơn cứ “quét đi, quét lại”, chúng tôi
                 thấy lạ lẫm và vui sướng vô cùng. Bà nói chuyện bằng tiếng Anh và có một người
                 Việt Nam phiên dịch lại. Năm học 1974 - 1975, trường mới đưa môn Tiếng Nga vào
                 giảng dạy. Lúc đó chỉ có học sinh lớp 8, 9 mới được học tiếng Nga còn lớp 10 cuối
                 cấp không được học. Vì tò mò muốn học hỏi nên cứ cuối buổi học, tôi nhìn qua
                 cửa sổ xem thầy Phùng Hợi dạy cách viết và phát âm, đồng thời chờ lớp học đó ra
                 về tôi theo các bạn để hỏi và nhập tâm. Tháng 3/1975, cuộc chiến tranh giải phóng
                 miền Nam bước vào giai đoạn “thần tốc, táo bạo”. Nhiều bạn học lớp 10 vừa đủ 18
                 tuổi, dù còn “thấp thước, nhẹ cân” vẫn được lệnh khám tuyển và gọi nhập ngũ.
                 Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng và sau đó bạn bè khóa 1972 - 1975
                 thi tốt nghiệp ra trường.

                     Tháng 9/1975, tôi được tuyển chọn ra nước ngoài học tập. Thật đúng là “mơ
                 được, ước thấy”. Sau khi xem xét lý lịch và khám sức khỏe kỹ càng, tôi được tuyển
                 sang nước Đức học chuyên ngành xây dựng. Đoàn học sinh Việt Nam sang Đức
                 bằng tàu liên vận chở khách quốc tế. Xuất phát từ ga Bắc Ninh, đoàn tàu qua ga
        [124]    Bằng Trường sang Trung Quốc. Một tuần sau mới đến Thủ đô Berlin trong đó
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129