Page 24 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 24
Để đảm bảo an toàn cho thầy và trò trong giảng dạy, học tập, đồng thời khắc
phục những khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất và tránh những đợt đánh phá
của đế quốc Mỹ, trường đã nhiều lần phải di chuyển, chia tách tới các địa điểm của
xã Cẩm Bình như: thôn Bình Luật, Bình Tiến, Quang Châu.
Trong hoàn cảnh buổi đầu sơ khai với muôn vàn thiếu thốn, khó khăn, Công
đoàn đã cùng với nhà trường liên hệ với chính quyền, Nhân dân địa phương để bố
trí nơi ở cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Cuộc sống của Nhân dân xã Cẩm Bình
lúc bấy giờ còn khó khăn, thiếu thốn, nhà ở chật chội, nhưng bà con đã đùm bọc,
tạo điều kiện tốt nhất cho các thầy giáo, cô giáo để có nơi ăn, chốn ở. Sinh hoạt ăn,
ở cùng Nhân dân, mỗi đoàn viên Công đoàn là một chiến sỹ trên mặt trận văn hóa
và cũng là một chiến sỹ trong công tác dân vận.
Trong chiến tranh ác liệt, tình cảm mỗi đoàn viên Công đoàn càng gắn kết thủy
chung, sống nghĩa tình, đầy tinh thần trách nhiệm với đồng nghiệp và với học
sinh. Thầy trò nhà trường cùng nhau làm mũ rơm, đào hầm, đào hào bên cạnh các
lớp học, các thầy, cô giáo thi đua soạn giáo án chống Mỹ, giáo án thắng Mỹ, làm
giáo cụ trực quan thắng Mỹ; học sinh thi đua giành điểm 5 thắng Mỹ; thầy trò thi
đua dạy tốt - học tốt, nhiều giáo viên say mê trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi, tiêu biểu là thầy giáo Phùng Ngọc Hùng, năm học 1973 - 1974, đã bồi dưỡng
học sinh đỗ giải Nhì học sinh giỏi môn Văn của tỉnh, được chọn vào đội tuyển của
tỉnh, dự thi học sinh giỏi miền Bắc,...
Thế hệ đoàn viên đầu tiên của Công đoàn đã hăng hái thi đua dạy tốt, vận
động học sinh đến trường, động viên Nhân dân lao động sản xuất, động viên
thanh niên địa phương, học sinh lên đường tham gia chống Mỹ, cứu nước. Nhiều
thầy giáo đã xung phong lên đường nhập ngũ như: Nguyễn Huy Lập, Nguyễn Văn
Lý, Vũ Kế Hoan, Nguyễn Huy Lai, Phùng Hợi. Thế hệ các thầy, các cô nay đã qua
độ tuổi “xưa nay hiếm” như thầy Nguyễn Huy Vang, thầy Nguyễn Thanh Tuyết,
thầy Đinh Văn Tố, thầy Ngô Ngọc An, thầy Nguyễn Minh Định, thầy Nguyễn Huy
50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
Lập, Đặng Đình Tư, Nguyễn Văn Thảo, Trần Thị Hoành, Nguyễn Thị Nghiêm,...Và
nhiều nhà giáo đã vĩnh viễn ra đi không thể về chung vui trong ngày hội trường
tròn 50 năm tuổi.
Công đoàn Trường Cấp III Cẩm Bình trước thềm thời kỳ đổi mới
Trong những năm đầu sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Công đoàn
trường bám sát hai nhiệm vụ trọng tâm là: Chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên
và phát động phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”. Giai đoạn này, quy mô nhà
trường tiếp tục phát triển. Số lớp tăng lên 20 lớp, với hơn 1.000 học sinh. Theo đó,
số lượng đoàn viên Công đoàn thời kì này có thời điểm lên đến 63 người.
Có thể nói, đây là giai đoạn Công đoàn trường có nhiều hoạt động rất sôi nổi
trên tất cả các lĩnh vực: chuyên môn, văn nghệ, thể thao. Từ việc thành lập Câu lạc
bộ Văn hóa, Văn nghệ - Thể thao (do thầy Nguyễn Minh Định - Thư ký Công đoàn
làm Chủ nhiệm), đến việc phối hợp tổ chức các hoạt động chuyên môn như: “Hội
giảng mùa xuân”, phát động phong trào làm giáo cụ dạy học, phối hợp làm công
[24] tác bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn tập cho học sinh thi vào đại học, cao đẳng,...