Page 26 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 26
khác, cử cán bộ Ban Chấp hành Công đoàn tiếp tục gặp gỡ cán bộ các xã có học
sinh học ở trường, liên hệ để mượn ruộng cho giáo viên sản xuất, tự túc một phần
lương thực. Tuy cuộc sống khó khăn, nhưng đoàn viên Công đoàn nhà trường đã
vượt lên để phấn đấu trở thành giáo viên giỏi tỉnh, trở thành nhà giáo mẫu mực,
nhà quản lý giỏi có uy tín cao trong ngành Giáo dục, tiêu biểu như thầy Trần Hữu
Tần, thầy Chu Thanh, thầy Đinh Văn Tố,...
Chuyển địa điểm - dấu mốc khẳng định vị thế, thương hiệu đất học Cẩm Bình
Năm học 1992 - 1993, số lớp và số học sinh của trường giảm rất mạnh. Toàn
trường chỉ còn 6 lớp với 265 học sinh (1 lớp 12, 2 lớp 11, 3 lớp 10). Trước thực trạng
đó, Chi bộ và Ban Giám hiệu nhà trường đã đề xuất chuyển trường về vị trí mới,
nằm ở vị trí trung tâm của các xã trong phạm vi trường tuyển sinh, tạo điều kiện
thuận lợi để học sinh đến trường học (vị trí hiện nay). Với sự nỗ lực, quyết tâm, sự
đồng thuận về chủ trương nên chỉ sau hơn 2 tháng, ngôi trường mới với 2 dãy nhà
cấp 4 gồm 8 phòng học lợp ngói đỏ; 2 dãy nhà tạm bằng gỗ ngói, trát vách, đủ chỗ
cho học sinh học 2 ca, cùng các phòng làm việc cho bộ phận hành chính, văn thư,
thư viện, thiết bị của trường được hình thành. Từ đây, khởi đầu cho sự phát triển
vượt bậc về mọi mặt của nhà trường.
Từ năm 1993 - 1994, số lớp hằng năm tăng dần, do đó số lượng đoàn viên Công
đoàn cũng tăng mạnh. Đến năm học 2007 - 2008, trường có 115 đoàn viên Công
đoàn, trong đó có 109 cán bộ, giáo viên và 6 nhân viên hành chính. Nhiều giáo viên
trẻ về trường không có nơi ở, Công đoàn đã đề nghị với Ban Giám hiệu nhà trường
làm khu nội trú để những giáo viên xa nhà có nhu cầu ở lại trường có nơi ăn, chốn
nghỉ, an tâm công tác.
Khí thế mới, thời cuộc mới, Công đoàn đã tích cực vận động cán bộ, giáo viên
50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
và nhân viên tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, góp phần xây dựng
trường xanh, sạch, đẹp. Phát động phong trào thi đua dạy tốt và đổi mới sáng tạo
phương pháp giảng dạy, đăng ký thi đua cho các đoàn viên ở từng nhiệm vụ cụ
thể, như đăng ký thao giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày Quốc tế
Phụ nữ, thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, thi chọn giáo viên giỏi cấp cơ sở cấp
tỉnh,... theo đó, học sinh giỏi tỉnh, quốc gia tăng lên theo từng năm, vị thế nhà
trường được khẳng định, nhiều đoàn viên trở thành các trụ cột chuyên môn trong
tỉnh, như thầy Nguyễn Văn Dung, thầy Phan Anh Thái, cô Nguyễn Thị Thúy,
thầy Nguyễn Tiến Lợi,... Nhiều đoàn viên Công đoàn trẻ mới về trường đã khẳng
định được vị trí chuyên môn so với các cây đa, cây đề của trường, như đoàn viên
Nguyễn Văn Thỏa, Tưởng Hùng Quang, Lê Thị Minh Nguyệt, Võ Thị Diệu Thúy,
Trần Thị Khánh, Trương Thị Thúy Hằng....
Kinh tế của đất nước ngày một phát triển, đời sống được cải thiện, nên tổ chức
Công đoàn có nhiều điều kiện để triển khai các hoạt động về chăm lo đời sống vật
[26] chất và tinh thần cho các đoàn viên, như động viên, thăm hỏi gia đình giáo viên