Page 5 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 5
TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
rường THPT Cẩm Bình đóng trên vùng đất học Cẩm Bình - một đơn vị từng
bốn lần được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng - từ khi thành lập cho đến
Tnay, nhà trường luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của ngành Giáo
dục Hà Tĩnh.
Năm 1969, miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa thực hiện công cuộc chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời tiếp tế cho miền Nam đấu tranh giải
phóng dân tộc. Giai đoạn này, Bộ Giáo dục đưa ra chủ trương thành lập Trường Cấp
III vừa học vừa làm để tạo điều kiện cho Nhân dân học tập. Nắm bắt chủ trương này,
tháng 9 năm 1969 Trường Cấp III vừa học vừa làm đã ra đời trên đất học Cẩm Bình
đáp ứng sự mong mỏi về nhu cầu học tập của Nhân dân các xã vùng Bắc Cẩm Xuyên
và Nam Thạch Hà, đến tháng 9 năm 1971, Ủy ban hành chính tỉnh Hà Tĩnh đã
đồng ý chủ trương thành lập Trường Phổ thông Ba cấp Cẩm Bình (gồm 3 phân hiệu:
Phân hiệu Cấp I, Cấp II và Cấp III), Phân hiệu Cấp III là tên gọi đầu tiên của Trường
THPT Cẩm Bình hôm nay.
Phân hiệu Cấp III ra đời, sau đó các tổ chức trong nhà trường như: Chi bộ,
Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các tổ chuyên môn và hành chính nhanh chóng
được thành lập. Phân hiệu có 18 cán bộ, giáo viên và 4 nhân viên hành chính - cấp
dưỡng. Đội ngũ nhà giáo được Sở Giáo dục Hà Tĩnh điều động một bộ phận từ
Trường Cấp III Cẩm Xuyên, Trường Cấp II Cẩm Bình và cả những giáo viên từ
miền Bắc tăng cường cho tuyến lửa Khu IV để giảng dạy. Phân hiệu có 3 tổ chuyên
môn, 1 tổ hành chính và 6 lớp với 227 học sinh.
Đây là những năm tháng khó khăn, gian khổ của thầy và trò nhưng tập thể sư
phạm luôn đoàn kết, học sinh chăm ngoan, học giỏi, tất cả có cùng chung quyết
tâm tiếp tục góp phần làm cho ngọn đuốc giáo dục rực sáng trên “Đất học Cẩm
Bình”. Giai đoạn này, có nhiều học sinh thi vào đại học có số điểm cao, được vào 50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
học các trường đại học danh tiếng của nước ta như: Đại học Y Hà Nội, Đại học Tài
chính, Đại học Bách khoa...; một số học sinh đạt điểm cao, được cử đi học ở nước
ngoài, nhiều học sinh theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường đi chiến
đấu và một số em đã mãi mãi không trở về,...
Sau ngày đất nước được thống nhất, nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ
văn hóa để xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng cấp thiết hơn, nhận thấy khát
vọng học tập của con em nhân dân các xã Bắc huyện Cẩm Xuyên và Nam huyện
Thạch Hà ngày một tăng... Trước tình hình đó, Huyện ủy, Ủy ban hành chính [5]