Page 5 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH
P. 5
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.
Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Theo đó, kinh tế thị
trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
bảo đảm định hướng XHCN, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”.
Trên cơ sở phân tích, lý giải về kinh tế thị trường nói chung, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng làm rõ nhận thức của Đảng ta về nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, chỉ ra và khẳng định thuộc tính quan trọng, đặc trưng cơ bản làm
nên sự khác biệt của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam với
những nền kinh tế thị trường khác. Đó là nền kinh tế “gắn kinh tế với xã hội, thống
nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội”. Nói cách khác, đó là sự quan tâm đặc biệt đến chính
sách xã hội, chính sách đối với con người, phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã
hội, không vì tăng trưởng kinh tế mà coi nhẹ tiến bộ, công bằng xã hội, phải tạo
điều kiện cho con người được thụ hưởng mọi thành tựu của phát triển, cuộc sống
của con người được cải thiện đồng thời với tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế.
Bàn về văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế nói riêng và với các lĩnh vực
đời sống xã hội nói chung, đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Chúng ta coi
văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất
nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá
trình xây dựng CNXH ở Việt Nam”. Như vậy, văn hóa không chỉ được khẳng định
là một trong bốn trụ cột đường lối quyết định của Đảng về xây dựng, phát triển đất
nước đi lên CNXH, mà văn hóa còn là sự bảo đảm cho định hướng XHCN của nền
kinh tế, thể hiện tính nhân văn, ưu việt của chế độ với mục đích hướng tới con
người, vì hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của nhân dân.
Từ những nhận thức mới về CNXH, tại diễn đàn Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng khẳng định một lần nữa quyết
tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm
quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước, chế độ XHCN; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh
thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định
hướng XHCN”. Đây chính là những tư tưởng, định hướng chỉ đạo xuyên suốt về
5
SÁCH NÓI ĐIỆN TỬ - HỌC TẬP CHÍNH TRỊ, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT