Page 9 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH
P. 9
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.
mức 0,704, thuộc nhóm HDI cao của thế giới. “Những thành tựu đổi mới tại Việt
Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng XHCN không những có hiệu
quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so
với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế”.
Những thành tựu của 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, 30 năm thực
hiện Cương năm 1990 của Đảng, xây dựng, phát triển đất nước đi lên CNXH, có ý
nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước ta và bước đường cách mạng của dân tộc ta
trong thời kỳ mới. Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, những thành tự đó là kết tinh
sức sáng tạo, sự phấn đấu bền bỉ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, vượt qua
mọi khó khăn, thách thức, để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng. Đó là
cơ sở vững chắc hơn bao giờ hết khẳng định con đường đi lên CNXH của đất nước
ta, của dân tộc ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, xu thế phát triển
của thời đại và điều kiện, bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Đó cũng là cơ sở vững
chắc, có sức thuyết phục mạnh mẽ, khẳng định đường lối đổi mới bắt đầu từ Đại
hội VI của Đảng ta là đúng đắn, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết
định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mặt khác, Cương lĩnh của Đảng là
thể hiện tập trung nhất đường lối cách mạng của Đảng, sẽ tiếp tục là ngọn cờ tư
tưởng dẫn dắt dân tộc đi lên CNXH.
Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH của nước ta, đồng chí
Tổng Bí thư rút ra một số bài học quý báu:
Thứ nhất: công tác xây dựng Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn
diện, đồng bộ và thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức
và cán bộ.
Thứ hai, trong mọi công việc của Đảng và nhà nước, phải luôn quán triệt
quan điểm “dân là gốc”, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc Đổi
mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Mọi chủ trương chính sách phải thực
sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân,
lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Thứ ba, lãnh đạo, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành
động quyết liệt, năng động, sáng tạo; phát huy được mọi nguồn lực và tính ưu việt
của chế độ.
Thứ tư, phải tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo
đảm hài hòa các mối quan hệ lớn trong quá trình thực hiện các phương hướng,
nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước.
9
SÁCH NÓI ĐIỆN TỬ - HỌC TẬP CHÍNH TRỊ, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT