Page 11 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH
P. 11
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.
Những vấn đề đó đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ, có
quyết tâm cao, nỗ lực lớn để vượt qua, thực hiện thành công những nhiệm vụ to
lớn của sự nghiệp “khổng lồ” - xây dựng CNXH.
4. Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam?
Để từng bước xây dựng CNXH, hiện thực hóa mục đích cao cả của cuộc
cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu
phát triển của nước ta trong thời gian tới là:
- Đến 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại,
vượt qua mức thu nhập trung bình thấp;
- Đến 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập
trung bình cao;
- Đến 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Trên cơ sở mục tiêu chung, Đại hội XIII của Đảng đề ra 12 định hướng
chiến lược cho thời kỳ 2021-2030, bao quát những nội dung phát triển quan trọng
của đất nước. Từ những định hướng chiến lược đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng
đã rút ra và khái quát 7 “vấn đề mới, nổi bật”:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới tư duy, xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế
phát triển đất nước bền vững, trong đó có thể chế nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN; thể chế đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy
mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.
Thứ hai, tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo,
khoa học, công nghệ, ứng dụng kịp thời, có hiệu quả những thành tựu của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thứ ba, phát triển con người Việt Nam toàn diện và nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; quản lý phát triển xã hội ổn định, bền vững, bảo
đảm an ninh con người, an sinh xã hội.
Thứ tư, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, chủ động ngăn ngừa nguy cơ chiến
tranh, xung đột từ sớm, từ xa; bảo đảm an ninh quốc gia; thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, phát triển, tích cực hội nhập quốc tế, bảo vệ tối
đa lợi ích quốc gia, dân tộc.
Thứ năm, thực hành và phát huy dân chủ XHCN rộng rãi, phát huy quyền
và vai trò làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân và sự đồng thuận
xã hội.
11
SÁCH NÓI ĐIỆN TỬ - HỌC TẬP CHÍNH TRỊ, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT