Page 12 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH
P. 12
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.
Thứ sáu, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đấu tranh phòng
chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu.
Thứ bẩy, tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện, gắn với
đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng.
Trên cơ sở mục tiêu và các định hướng chiến lược chung xây dựng, phát
triển đất nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cụ thể hóa, chỉ ra những yêu cầu về
nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển từng lĩnh vực cụ thể của đời sống
xã hội đất nước.
Nội dung về phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện trong nhiều bài nói,
bài viết khác nhau trong cuốn sách. Khi phát biểu trước Chính phủ nhiệm kỳ mới,
đồng chí Nguyễn Phú Trọng đề cập toàn diện, khái quát về những nội dung, nhiệm
vụ kinh tế - xã hội chung nhất. Đó là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, trong đó các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước
pháp luật, thực hiện chế độ phân phối công bằng và tạo động lực cho phát triển. Đó
là phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện vai trò bảo đảm
cho định hướng XHCN của tăng trưởng kinh tế. Đó là con người là trung tâm của
chiến lược phát triển, phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của công cuộc đổi mới. Tinh thần chung ấy được cụ thể hóa một bước
trong những nội dung, yêu cầu xây dựng, phát triển các giai cấp, tầng lớp người
trong xã hội. Đó là, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh - “một điều
kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”. Đó là, “Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam không ngừng lớn
mạnh, thực sự là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn
mới”. Và việc chăm lo cho thanh niên là trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị
và toàn dân vì “thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của
quốc gia. Thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh; trong sức mạnh của dân tộc
có sức mạnh của thanh niên”.
12
SÁCH NÓI ĐIỆN TỬ - HỌC TẬP CHÍNH TRỊ, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT