Page 108 - Cuốn 70 năm (c)
P. 108
vào thôn An Thái, nhưng không có một bóng người. Trận này
quân giặc bị thiệt hại nặng nề, 298 tên bị chết. Giặc Pháp
phải cho máy bay trực thăng đỗ ở Nghè - Si và Khúc Vọng
vội vàng chở xác, rồi vội vã rút lui .
1
Cuộc hành quân càn quét của địch bị đập tan. Công việc
thu dọn chiến trường trên địa bàn hai thôn Thái Bằng và An
Thái rất khẩn trương. Sáng 01/4/1954, thực hiện chỉ thị của
Tỉnh ủy, đồng chí Ngô Thìn, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến
hành chính huyện đã huy động lực lượng dân quân du kích
của ba xã Ngũ Lão, Đại Hùng, Đông Lỗ mang theo dụng cụ
lên giúp nhân dân Kiện Trung tìm thi hài của bộ đội, du kích
và nhân dân ta, đồng thời chôn lại toàn bộ xác giặc do chúng
chôn vùi sơ sài, gây ô nhiễm môi trường sinh hoạt của nhân
dân.
Với sự tận tâm và đầy trách nhiệm, sau 4 ngày làm việc
vất vả, lực lượng dân quân du kích các xã cùng nhân dân
Kiện Trung, Đồng Tân đã di chuyển, đào hố chôn lại 76 xác
địch và ta, đồng thời thu dọn sạch sẽ địa bàn đã xảy ra chiến
trận. Sau hòa bình, nhân dân đào kênh mương phục vụ sản
xuất tiếp tục đào thấy di cốt các liệt sĩ hy sinh trong trận càn
và quy tập về nghĩa trang liệt sĩ xã Trầm Lộng. Hiện nay,
tổng số 81 liệt sĩ vô danh là bộ đội Trung đoàn 48 thuộc Sư
đoàn 320 đang an nghỉ tại nghĩa trang thôn Trầm Lộng. Ban
liên lạc Sư đoàn 320 lấy ngày 28/3/1954 là ngày giỗ trận,
hằng năm đều tổ chức đoàn về dâng hương tại đây.
Trận chống càn ngày 28/3/1954 có ý nghĩa lịch sử thật lớn
lao đối với nhân dân Kiện Trung. Cánh cửa của những trận
_______________
1. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Trầm Lộng: Lịch sử đấu tranh cách mạng
của Đảng bộ và nhân dân xã Trầm Lộng, tập I (1936 - 1954), Hà Nội, 1997,
tr.131.
108