Page 111 - Cuốn 70 năm (c)
P. 111
tỉnh Hà Đông. Cùng với cả nước, nhân dân Khu Cháy kiên
cường kháng chiến, lập nên những chiến công vĩ đại.
Tháng 4/1950, địch mở rộng chiếm đóng đồng bằng, Khu
Cháy là một vị trí chiến lược tiếp giáp Thủ đô Hà Nội và các
tỉnh khác, Khu Cháy bị bao vây tứ phía trong địa hình lòng
chảo. Từ đây, cuộc kháng chiến rất gian khổ nhưng vô cùng
anh dũng của quân và dân Khu Cháy bắt đầu, nhân dân Khu
Cháy đã mở đầu thắng lợi bằng cuộc chống càn “Tiếng cồng
đuổi giặc” ở xã Đồng Tân năm 1951, dân quân du kích đã
dùng các vũ khí thô sơ như gậy, gộc, kiếm, mã tấu đuổi hàng
đại đội địch ra tận sông Nhuệ.
Tiếp đó, có nhiều trận chiến đấu ác liệt giữa ta và địch.
Địch cho hàng tiểu đoàn đánh từ nhiều phía, nhiều nơi tiến
vào, đủ cả phi pháo với mục đích tiêu diệt Khu Cháy. Chúng
tiến hành chính sách “tam quang”, tàn phá hơn 100 thôn,
biến Khu Cháy thành nơi hoang vu...; càn đi quét lại nhiều
lần, hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta, tiêu diệt ý
chí chiến đấu của nhân dân. Chúng đã trút xuống Khu Cháy
hàng nghìn quả bom và đại bác. Nhưng cán bộ, lực lượng vũ
trang và nhân dân Khu Cháy đã anh dũng chống trả các trận
càn quét của địch, phá hủy âm mưu biến Khu Cháy thành
“khu trắng” của thực dân Pháp.
Nhận thấy vị trí chiến lược quan trọng và tinh thần quả
cảm, lòng yêu nước của quân dân, du kích Khu Cháy, ngay từ
năm 1951, thực dân Pháp cho xây dựng nhiều đồn, bốt quanh
mọi bề, để đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân và du
kích Khu Cháy. Đứng trước những khó khăn vô cùng khắc
nghiệt nhưng du kích Khu Cháy vẫn liên tục củng cố và mở
rộng, đồng thời đã đánh tan ngay cả trận càn lớn nhất mà
địch gọi là trận càn Căngguru.
Từ thắng lợi của quân và dân Khu Cháy, khu du kích
111