Page 122 - Cuốn 70 năm (c)
P. 122
đạn, tập hành quân xa, mang vác nặng... Tất cả với khẩu
hiệu “Vai đeo 25kg, chân đi ngàn dặm/Vượt núi băng sông,
sẵn sàng nhập ngũ”. Lớp này đi, lớp sau kế cận lại tiếp tục
được đào tạo, huấn luyện. Sáng kiến được thực hiện hiệu quả
trong thực tiễn và được nhân rộng tới nhiều xã trong huyện,
trong tỉnh và trên phạm vi cả miền Bắc.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thanh niên Hòa
Xá xung phong lên đường vào miền Nam chiến đấu, không
chỉ là sự tiếp nối truyền thống cách mạng của quê hương anh
hùng mà trong thời gian chiến đấu oanh liệt ấy, những thanh
niên Hòa Xá luôn nhớ về quê hương với tình yêu da diết và
gửi tình yêu đó vào những kỷ vật thiêng liêng của chiến
trường. Trong những thời khắc ác liệt của cuộc đấu tranh
chống Mỹ, khi nhân dân Hòa Xá nói riêng và nhân dân miền
Bắc nói chung đang phải chiến đấu chống lại âm mưu phá
hoại của đế quốc Mỹ cũng là thời điểm người dân quê nhà
nhận được món quà vô giá từ chiến trường miền Nam. Đó là
ba chiếc gậy của các anh Đỗ Tít, Lưu Long và Phùng Quán
sau khi vượt Trường Sơn đã gửi về quê hương, vừa để báo tin
rằng các anh đã đến nơi Tổ quốc cần, vừa để thể hiện quyết
tâm lập công ngay tại mặt trận diệt quân Mỹ. Chiếc gậy
nhẵn bóng, mòn vẹt chỗ tay cầm và toét sơ phía đầu dưới, còn
khắc ghi những dòng chữ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Hình ảnh ba chiếc gậy mà các anh gửi về đã trở thành biểu
tượng in sâu vào tâm thức của người dân Hòa Xá và được
phát động thành phong trào “Trao gậy Trường Sơn”. Các đợt
giao quân, thanh niên nhập ngũ được các cụ cao niên trong
làng trao tặng một “Chiếc gậy quê hương”. Trên mỗi cây gây
đều khắc câu thơ: “Gậy này là gậy Trường Sơn/ Của trai Hòa
Xá lên đường tòng quân” thay cho lời nhắn nhủ giữ trọn tấm
lòng thủy chung, son sắt với Tổ quốc.
122