Page 127 - Cuốn 70 năm (c)
P. 127
quanh năm, nhân dân “sáu tháng đi bằng tay, sáu tháng đi
bằng chân”, cuộc sống khắc nghiệt “sống ngâm da, chết ngâm
xương”. Nhân dân trong vùng luôn mơ ước khai hoang, cải
tạo nơi đây trở thành vùng đất màu mỡ. Người có công giúp
dân lập làng, khai phá vùng này là bà Chúa Cháy. Nhân dân
đã tôn vinh bà là Thành hoàng và gọi là bà Chúa Cháy. Từ
đó, vùng đất được gọi theo tên bà Chúa là “Khu Cháy”. Tuy
nhiên, theo giả thuyết khác lại cho rằng, “Khu Cháy” được
gọi theo tên một chợ lớn là Chợ Cháy, thuộc thôn Chẩn Kỳ,
xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa. Vì lý do nào đó chợ bị đốt cháy
trụi nên gọi là Chợ Cháy. Qua thời gian, Khu Cháy được gọi
để chỉ địa danh của cả một khu vực, mà trung tâm là Chợ
Cháy. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, “Khu
Cháy” là tên gọi một khu du kích quan trọng, có phạm vi địa
lý bao gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hòa và phía tây
huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông .
1
Vốn mang trong mình tinh thần yêu nước, chống giặc
ngoại xâm, từ khi có Đảng lãnh đạo, người dân Khu Cháy đã
sớm giác ngộ và đi theo cách mạng. Năm 1942, Khu Cháy đã
trở thành An toàn khu của Xứ ủy Bắc Kỳ. Trong những năm
kháng chiến chống thực dân Pháp, Khu Cháy đã trở thành
một căn cứ kháng chiến, một khu du kích đầu tiên của tỉnh
Hà Đông.
Tiếp nối truyền thống anh hùng đó, với tinh thần cần cù,
chịu khó, quân và dân Khu Cháy - Ứng Hòa trong những
năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc (1954 - 1975) đã ra sức thi đua lao động
sản xuất, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền
_______________
1. Nay là thành phố Hà Nội.
127