Page 137 - Cuốn 70 năm (c)
P. 137
tà thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 66, Trung đoàn Tên lửa 275.
Làm chiến sĩ tân binh được một thời gian ngắn, đến tháng
11/1971, anh chuyển sang làm sĩ quan điều khiển. Đây là
tình huống hoàn toàn bất ngờ, bởi lúc đó anh được đơn vị cử
làm nhiệm vụ thay thế cho đồng đội của anh đi học ở Liên
Xô. Mặc dù chưa được đào tạo bài bản, nhưng với tinh thần
và ý chí quyết tâm, ngày đêm kiên trì tự mày mò học hỏi,
anh đã nhanh chóng nắm vững kỹ thuật, sử dụng thành thạo
trang bị, khí tài. Thậm chí, trong những tình huống phức tạp
như: bị nhiễu nặng, cùng một lúc máy bay địch bay vào
nhiều hướng, nhiều loại, anh vẫn bình tĩnh xử lý. Sự kiện
đáng nhớ nhất trong cuộc đời của Anh hùng Nguyễn Trường
Xuân chính là trận đánh máy bay B52 vào rạng ngày
26/4/1972 trên bầu trời Thanh Hóa. Mặc dù lúc đó mới nhận
nhiệm vụ và trong tình huống đầy bất ngờ nhưng anh hùng
Nguyễn Trường Xuân đã cùng với đồng đội hiệp đồng chặt
chẽ và bắn rơi được 1 máy bay B52 của Mỹ. Kết thúc trận
đánh, anh và đơn vị đã được cấp trên biểu dương vì đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Nhờ tinh thần tự học, từ một trắc thủ
góc tà, anh Nguyễn Trường Xuân đã trở thành “sĩ quan” điều
khiển có kinh nghiệm. Sau trận đầu thắng lợi, anh còn tham
gia nhiều trận đánh khác trên bầu trời Thanh Hóa. Ngày
16/8/1972, nhiều máy bay địch đánh phá khu vực Hàm Rồng
(Thanh Hóa), không may là máy đo phương vị bị hỏng, anh
Nguyễn Trường Xuân đã bình tĩnh, tìm cách nhanh chóng
sửa chữa được máy, tiếp tục bám mục tiêu, điều khiển tên
lửa và hạ được 1 máy bay A7 của Mỹ. Tiếp đó, ngày
25/10/1972, khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ giao thông vận tải
ở Thanh Hóa, anh đã phát hiện được mục tiêu từ xa nên điều
khiển tên lửa chính xác và hạ được 1 máy bay A7, bảo vệ an
toàn cho đoàn tàu chở hàng vào chiến trường. Sau đó 1
137