Page 202 - Cuốn 70 năm (c)
P. 202

Ứng Hòa ngày nay không chỉ thể hiện yếu tố tâm linh sâu sắc
                           mà còn mang vẻ đẹp tinh tế, hài hòa trong từng đường nét kiến
                           trúc. Đồng thời mang đậm dấu ấn của từng thời kỳ lịch sử và
                           những sự kiện đã diễn ra nơi đây.
                              Giá trị về mặt đời sống tinh thần:
                              Các di tích lịch sử - văn hóa của Ứng Hòa còn là nơi lưu giữ
                           và trao truyền tinh thần yêu nước, bảo vệ đất nước; thể hiện sự
                           tôn vinh, ngưỡng vọng đối với các hiền tài trong công cuộc khai

                           phá, tạo lập và xây dựng thôn, làng. Đây cũng là nơi để người
                           dân cầu mong những điều tốt đẹp, bình an đến với gia đình, quê
                           hương và đất nước. Những di tích đó trở thành một phần không
                           thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của người
                           dân. Bên cạnh đó, các lễ hội ở Ứng Hòa khi tiến hành tổ chức
                           luôn được sự hưởng ứng, đồng thuận của nhân dân, tạo động lực
                           thúc đẩy nâng cao đời sống gắn kết tinh thần cộng đồng, tình
                           đoàn kết ở địa phương.
                              Giá trị đối với việc phát triển kinh tế của địa phương:

                              Dưới góc độ phát triển kinh tế, với tổng số 433 di tích lịch sử
                           - văn hóa, đây là nguồn lực phát triển nguồn tài nguyên, nguồn
                           lực đặc biệt có thể khai thác, góp phần vào sự phát triển kinh tế
                           - xã hội chung của Ứng Hòa. Việc khai thác đó, dù ít dù nhiều,
                           hay dù mới ở giai đoạn khai mở nhưng đã khẳng định được vị
                           trí,  tầm  quan  trọng  của  hệ  thống  di  tích  trong  bối  cảnh  phát
                           triển hiện nay. Để đẩy mạnh việc khai thác nguồn lực di sản
                           trong phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân huyện đã xây
                           dựng Kế hoạch số 230/KH-UBND, ngày 12/9/2022 nhằm triển
                           khai thực hiện Nghị quyết số 09/NQ/TU của Thành ủy về “Phát
                           triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 -

                           2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và
                           nhiều các văn bản khác tương tự.
                              Có thể nói hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
                                                             202
   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207