Page 199 - Cuốn 70 năm (c)
P. 199

8. TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ CÁC DI TÍCH,
                               LỄ HỘI TIÊU BIỂU CỦA NHÂN DÂN ỨNG HÒA


                                                                  ThS. Đặng Thu Hường
                                                                                              *

                              Trải qua hàng ngàn năm lịch sử xây dựng và bảo vệ quê
                           hương, người dân Ứng Hòa đã kế thừa, sáng tạo những nét
                           truyền  thống  văn  hóa,  những  giá  trị  tinh  thần  và  vật  chất
                           thuần túy đẹp đẽ và quý báu. Đó chính là những giá trị, quan

                           niệm, tập tục, phong tục và phẩm chất tinh thần được hình
                           thành và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của người
                           dân nơi đây.
                              Cùng với cảnh quan yên bình mang nét đẹp mộc mạc của
                           vùng  quê  Bắc  Bộ,  Ứng  Hòa  hiện  còn  lưu  giữ  được  một  hệ
                           thống  di  tích  đình,  đền,  chùa  hết  sức  phong  phú,  đa  dạng
                           mang giá trị về văn hóa rất sâu sắc. Các di tích lịch sử cách
                           mạng  minh  chứng  cho  lịch  sử  hào  hùng  của  Ứng  Hòa  nói
                           riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Những lễ hội lâu đời

                           mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thể hiện khát vọng vươn
                           lên của người dân. Cùng với nét ẩm thực đặc trưng của người
                           dân nơi đây là những giá trị văn hóa truyền thống đáng tự
                           hào của huyện Ứng Hòa. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng
                           nông  thôn  mới,  nông  thôn  mới  nâng  cao,  Ứng  Hòa  càng  có
                           nhiều  cơ  hội  và  lợi  thế  vươn  lên  phát  triển,  xứng  đáng  là
                           trọng điểm phát triển phía Nam của Thủ đô Hà Nội.



                           _______________

                              * Khoa Văn hóa phát triển, Học viện Chính trị khu vực I.
                                                             199
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204