Page 194 - Cuốn 70 năm (c)
P. 194
đặc trưng riêng, khi nhìn, nghe và sờ vào đàn có thể nhận biết
được. Âm thanh đàn Đào Xá cũng khác biệt, người miền Bắc
thiên về chèo văn âm thanh sẽ trầm để phù hợp với giọng ca
người Bắc, còn người miền Nam thiên về cải lương nên âm
thanh của đàn thanh thoát, trong trẻo. Trong lịch sử đã có tốp
thợ của làng được tuyển vào làm đàn ở Cung đình Huế.
Trong lịch sử làng nghề, vào thời kháng chiến chống thực
dân Pháp và trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làng
nghề phát triển mạnh. Nhiều khách trong Nam ngoài Bắc
đều tìm về Đào Xá mua đàn. Sau khi hòa bình lập lại năm
1954, làng vẫn giữ được nghề. Nhưng trong thời kỳ chiến
tranh chống Mỹ, làng nghề không phát triển được vì đó là
thời kỳ kinh tế khó khăn. Đất nước hòa bình, người làng
nghề phải đi làm ăn xa như ở Thành phố Hồ Chí Minh,
Thanh Hóa, Nam Định… nên nghề làm đàn chưa có điều kiện
phát triển. Ngày nay, chỉ còn một số hộ ở Đào Xá còn theo
nghề làm đàn. Tuy nhiên, đối với những người dân trong
làng, nghề làm đàn vẫn luôn là nét văn hóa truyền thống của
cha ông.
Năm 2009, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận
làng nghề truyền thống sản xuất nhạc cụ dân tộc Đào Xá.
4. Nghề rèn Vũ Ngoại
Thôn Vũ Ngoại thuộc xã Liên Bạt nổi tiếng với nghề rèn
đã có lịch sử hàng trăm năm nay. Năm 2008, Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội công nhận Làng nghề rèn truyền
thống thôn Vũ Ngoại.
Thời kỳ hoàng kim, có đến hơn 90% số hộ dân trong làng
đều có lò rèn theo quy mô hộ gia đình. Khi ấy, quanh năm lò,
bễ nhà nào cũng đỏ lửa, tiếng búa, tiếng đe chan chát. Không
khí nhộn nhịp như một đại công xưởng.
Nghề rèn nhìn tuy đơn giản nhưng để thạo nghề đòi hỏi
194