Page 191 - Cuốn 70 năm (c)
P. 191
rượu) rất thơm và béo ngậy. Vì thế, ở làng Bặt còn truyền bài
ca dao:
“Hỡi cô mà thắt bao xanh
Có về làng Bặt với anh thì về
Làng Bặt có cây bồ đề
Có ao tắm mát, có nghề bún riêu”.
Vài chục năm trở về trước, công cụ của nghề làm bún rất
gọn và tiện lợi. Chỉ cần một cối giã gạo, một cối xay bột, chiếc
nồi đồng to, cái túi bằng vải lượt lọc cặn gạo, khuôn nặn sợi
bún, mỗi gia đình làm nghề bún ở làng Bặt đã có thể chế biến
từ hạt gạo ra sợi bún thành phẩm.
Để làm ra những sợi bún Bặt ngon nổi danh khắp vùng
không hề đơn giản. Ngay từ khâu chọn lựa nguyên liệu đã
rất khắt khe, phải lựa thứ gạo tẻ không quá dẻo, gạo được vo,
đãi sạch rồi mới ngâm nước. Gạo xay hòa tan trong nước gọi
là bột nước. Tùy theo thời tiết nóng hay lạnh, người làm bún
ở làng Bặt đem ngâm bột nước 2 - 3 đêm. Đến khi bột nước
dậy mùi chua thơm, thì mang ra ép kiệt nước, sau đó lấy bột
nắm thành quả. Các quả bột được cho vào nồi luộc chín dở,
rồi vớt ra đưa vào cối giã nát cho đến khi dẻo đầu chày, thì
lại cho vào túi vải lượt bóp lấy tinh bột, lọc cặn bã bỏ đi. Tinh
bột đó cho vào khuôn vặn thành sợi chảy xuống nồi nước đun
sôi, đợi lúc sợi bún nổi lên thì vớt ra, cho vào nước đun sôi để
nguội, gỡ tơi từng sợi và bắt thành từng “con bún”, rồi xếp
vào rổ lót lá chuối hoặc lá dong riềng.
Quy trình làm bún trải qua nhiều khâu chế biến rất công
phu nên bún Bặt nổi tiếng với sợi trắng, sóng, ăn mềm và
thơm. Những người làm bún ở làng Bặt Trung, Bặt Ngõ, Bặt
Chùa trung bình mỗi ngày chế biến vài chục tấn gạo. Số bún
sản xuất ra hằng ngày ở Liên Bạt đã được các quán ăn, nhà
hàng trong các quận nội thành và một số huyện ngoại thành
191