Page 192 - Cuốn 70 năm (c)
P. 192
Hà Nội đặt mua. Hiện nay, các hộ gia đình dùng máy móc
thay thế người làm ở hầu hết các công đoạn làm bún, bún
Bặt vẫn bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc
biệt vẫn giữ được vị ngon hấp dẫn như xưa.
Từ khi đưa máy móc vào sản xuất, người làm bún Bặt
không đơn thuần là nghề để kiếm kế sinh nhai, mà còn là
cách làm giàu của nhiều hộ dân. Nhiều gia đình nhờ làm bún
mà xây được nhà cao cửa rộng, nuôi con cái ăn học thành tài.
Cả làng không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từng năm, số
gia đình đạt danh hiệu văn hóa hàng năm trên 90%.
3. Nghề làm đàn Đào Xá
Làng Đào Xá thuộc xã Đông Lỗ là một trong những làng
nghề nổi tiếng trong cả nước, là nơi chế tác ra các loại nhạc
cụ dân tộc có bề dày khoảng 200 năm tuổi và còn giữ được
nghề truyền thống tới ngày nay.
Theo người dân trong làng, cách đây hơn 200 năm, cụ
Đào Xuân Lan, vốn là thợ mộc đóng đồ cho các gia đình người
Pháp nhưng lại rất say mê sửa chữa và làm ra các cây đàn.
Bởi niềm đam mê đó mà cụ Lan đã không ngại đi khắp nơi,
rong ruổi nhiều năm theo người Hoa để học cách làm ra các
loại đàn khác nhau. Sau nhiều năm bôn ba học nghề, cụ về
làng truyền dạy cho các con cháu trong gia đình để có việc
làm, kiếm thêm thu nhập trong lúc nông nhàn. Từ đó, nghề
làm đàn dần lan ra khắp làng Đào Xá. Ngày nay, người ta
tôn cụ Đào Xuân Lan là Tổ nghề.
Hiện nay ở làng Đào Xá vẫn có nhà thờ Tổ nghề làm đàn.
Hằng năm, vào ngày giỗ Tổ nghề, dân làng nghề lại đến đây
dâng lễ, tưởng nhớ người đã có công gây dựng cơ nghiệp làng
nghề.
192