Page 188 - Cuốn 70 năm (c)
P. 188
Nguyễn Thị Sen đã trở thành thứ phi của vua Đinh Tiên
Hoàng. Trở về kinh đô Hoa Lư, bà được vua phong là Tứ phi
(năm 969). Với trí thông minh, sự khéo léo và sáng tạo, bà đã
làm nên các mẫu quần áo của hoàng đế, cung phi, hoàng
thân, quốc thích... Bà dạy các cung nữ từng đường kim, mũi
chỉ, phát triển nghề may trong cung.
Năm 979, Tứ phi Nguyễn Thị Sen đã đưa các con từ giã
hoàng cung về Trạch Xá sau khi Đinh Tiên Hoàng và con
trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị sát hại. Bà truyền
dạy nghề may cho nhân dân trong làng, để rồi nghề may
được cha truyền con nối, thế hệ trước dạy cho thế hệ sau và
trở thành nghề truyền thống của làng. Ngày 12 tháng Chạp
là ngày mất của bà, được lấy làm ngày giỗ Tổ nghề may Việt
Nam và ngày 4 tháng Giêng là ngày lễ khai kim, khai kéo, để
các con cháu làm nghề may trên cả nước tụ hội về làng để dự
lễ…
Trước năm 1980, nghề may áo dài truyền thống ở Trạch
Xá phát triển mạnh mẽ. Chiếc áo dài truyền thống của người
Trạch Xá mềm mại, tha thướt và thực sự quyến rũ, được
khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Nói về kỹ thuật
may áo, các cụ cao niên cho biết: Đã là người dân làng Trạch
Xá, dù có làm nghề hay không thì ai cũng thuộc lòng kỹ
thuật “trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện” nghĩa là phải
khâu đường tà sao cho mũi kim chỉ tròn nhỏ xíu như trứng
con nhện, thậm chí dùng mũi chỉ trắng khâu đường tà cho áo
màu đen cũng không được nhìn thấy. Các chất liệu vải may
áo dài ở Trạch Xá chủ yếu dùng là lụa Hà Đông, gấm...
Một điểm độc đáo ở làng nghề Trạch Xá là số đàn ông
theo nghề may nhiều hơn phụ nữ do truyền thống từ xa xưa
người phụ nữ chỉ được phụ việc cho nam giới, đến nay khi xã
hội thay đổi quan niệm, người phụ nữ đã được bình đẳng làm
188