Page 190 - Cuốn 70 năm (c)
P. 190

phố Lương Văn Can (Hà Nội) có tới hơn 10 hiệu may áo dài
                           mang tên “Trạch” để nhớ về miền quê trũng lầy, xa kinh kỳ,
                           đi lại khó khăn nhưng có nhiều thợ may tài hoa.
                              Tà  áo  dài  thướt  tha,  duyên  dáng  đã  trở  thành  nét  đẹp
                           mang  đậm  bản  sắc  văn  hóa  Việt  Nam.  Văn  hóa  kinh  đô
                           nghìn năm văn hiến đã tạo ra nếp sống hào hoa thanh lịch,
                           luôn  luôn  vươn  tới  cái  đẹp,  cái  sang  trọng,  trong  đó  có  phần
                           đóng góp của người thợ tài hoa, tinh tế xuất thân từ làng nghề

                           may áo dài truyền thống Trạch Xá.
                           2. Nghề làm Bún xã Liên Bạt
                              Xã Liên Bạt nổi tiếng với nghề làm bún, được giữ gìn và
                           ngày  càng  phát  triển.  Năm  2008,  làng  nghề  làm  bún  ở  các
                           thôn  Bặt  Chùa,  Bặt  Trung  và  Bặt  Ngõ  được  Ủy  ban  nhân
                           dân thành phố Hà Nội công nhận làng nghề truyền thống.
                              Bún Bặt có sợi trắng, sóng, ăn mềm và thơm. Sợi bún to

                           hay nhỏ tùy thuộc vào lỗ khuôn vặn. Loại bún sợi nhỏ, người
                           làng Bặt gọi là bún ăn khô để ăn ngay, thường hay ăn kèm
                           với chả hay chấm nước mắm. Loại bún sợi to, thường gọi là
                           bún  bông  dùng  ăn  kèm  với  nước  chan  như  nước  riêu  cua,
                           nước  xáo...  Cái  tên  “Bặt  Bún”  này  xuất  hiện  gắn  liền  với
                           truyền thống cả làng “Bặt” (Liên Bạt) làm bún. Theo các cụ
                           cao tuổi trong làng, cụ Tổ nghề bún Bặt bị thất danh, nhưng
                           cứ  vào  ngày  20  tháng  Tám  (âm  lịch)  hằng  năm,  người  dân
                           trong làng lại tổ chức ngày giỗ Thánh sư nghề bún. Vào hôm
                           đó, những người con làng Bặt làm bún ở các nơi xa đều tìm
                           về chốn quê cha, đất tổ để bày tỏ lòng thành kính trước đức
                           tiên sư đã dạy dân nghề độc đáo này.

                              Ngày  xưa,  vùng  đất  Ứng  Hòa  là  đồng  chiêm  trũng,  rất
                           sẵn cua, nên người làng Bặt Bún khi đem bún đi bán hoặc
                           đổi gạo ở các làng quê khác thường kèm theo món riêu cua.
                           Bún  bông  chan  với  riêu  cua  có  vị  chua  của  mẻ  (hoặc  bỗng
                                                             190
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195