Page 187 - Cuốn 70 năm (c)
P. 187
An Cư, nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu đã được tạo dựng
từ đôi bàn tay tài hoa của thợ mộc, thợ nề Ứng Hòa …
Bên cạnh đó, rải rác tại các làng quê ở Ứng Hòa còn có
nghề nề, dệt, làm đậu, nấu rượu, làm hàng xáo, làm các loại
bánh như bánh giò, bánh gai, bánh đúc, bánh khúc, nghề thợ
thổ (đào đắp đất)…
Một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ở Ứng Hòa đã tạo
ra thương hiệu có tiếng như: đàn (Đào Xá), áo dài (Trạch Xá),
bún (Bặt), rèn (Vũ Ngoại), tăm hương (Quảng Phú Cầu) đã
được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận là làng
nghề truyền thống. Sản phẩm không chỉ nổi tiếng trong vùng
mà còn được tiêu thụ ở Hà Nội và các tỉnh, thành khác trong
cả nước.
1. Nghề may áo dài Trạch Xá
Nghề may áo dài Trạch Xá, là một trong 10 làng nghề đã
được tỉnh Hà Tây (trước đây) quy hoạch thí điểm phát triển
nghề với hoạt động du lịch. Đến năm 2008, Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội đã công nhận làng nghề may áo dài truyền
thống thôn Trạch Xá. Ngày 21/02/2024, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch công nhận Làng may áo dài Trạch Xá, xã
Hòa Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Từ xa xưa, người làng Trạch Xá đã theo nghề may áo dài
kép, áo đoạn, áo gấm... Người dân Trạch Xá kể lại rằng Tổ
nghề may của làng là bà Nguyễn Thị Sen. Gia đình bà có
nghề tầm tang canh cửi. Vào tuổi trăng tròn, bà là người con
gái xinh đẹp, nết na, đảm đang, giỏi giang việc trồng dâu, dệt
vải, may vá, thêu thùa.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan 12 sứ quân, lên làm vua,
lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, mở ra triều Đinh trong lịch sử
đất nước. Vùng đất Sơn Nam nổi tiếng có nhiều người giỏi,
Đinh Tiên Hoàng đã đến đây chiêu mộ hào kiệt và bà
187