Page 195 - Cuốn 70 năm (c)
P. 195
người thợ phải kiên trì và có niềm say mê nghiên cứu, tìm tòi
và sáng tạo. Người thợ cần phải biết phân biệt chất thép, để
định lửa tôi cho đúng tầm. Mặt khác, kiểu dáng của sản
phẩm phải thanh thoát, thuận tiện cho người sử dụng. Người
làm nghề lâu năm chỉ cần gõ sản phẩm vào nhau rồi nghe
âm thanh là biết được chất lượng của sản phẩm tốt, xấu ra
sao. Vì vậy, người làm nghề rèn ở Vũ Ngoại có câu: “Nhất
thanh, nhì dáng, thứ ba là nước tôi” để đúc kết sự chuẩn mực
của nghề.
Hiện nay, một số lò rèn trong làng nhờ việc đầu tư búa
máy, quạt bễ điện thay cho làm thủ công như trước kia, nên
người thợ đỡ vất vả hơn, đem lại thu nhập cao hơn. Không
chỉ vậy, các lò rèn ở Vũ Ngoại đều có sự chuyên môn hóa cao,
mỗi lò chỉ sản xuất một hoặc vài sản phẩm nhất định. Do đó,
sản phẩm của các lò đều đạt độ tinh xảo, đáp ứng được nhu
cầu của thị trường, các thành phẩm của làng rèn Vũ Ngoại
còn được mang tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
5. Nghề làm tăm hương xã Quảng Phú Cầu
Xã Quảng Phú Cầu có nghề làm hương khoảng 100 năm
nay. Trước kia, nghề làm tăm hương chỉ xuất hiện chủ yếu ở
khu vực thôn Phú Lương Thượng, rồi dần lan rộng ra khắp
các thôn, làng khác trong xã. Đến năm 2008, có 6 làng được
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận làng nghề
thủ công truyền thống: làng nghề tăm hương thôn Phú
Lương Thượng, làng nghề hương đen thôn Xà Cầu, làng nghề
tăm hương thôn Phú Lương Hạ, làng nghề chẻ tăm hương
thôn Quảng Nguyên, làng nghề chẻ tăm hương thôn Cầu
Bầu, làng nghề chẻ tăm hương thôn Đạo Tú . Vì lẽ đó, cả xã
1
_______________
1. Vũ Văn Quân (Chủ biên): Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội,
Nxb. Hà Nội, t.5, tr.897.
195